Tai game mien phi, wap giải trí, gameshow Việt
Game Show - Nhạc Hay - Phim Hay

Giải trí miễn phí - Xem phim hay - Xem hài vui - Đọc truyện VOZ - Tải Games & App Miễn Phí!

Chuyện tâm linh có thật by Ginta9x

3391 Lượt xem

Em hiện đang là du học sinh tại Malaysia, nói ra thì xấu hổ nhưng đi học rồi mới thấy nước bạn còn tốt hơn nước mình rất nhiều. Malay là vương quốc của đạo hồi và có cả của đạo phật vì phần đông dân số Malay có gốc gác với Tàu Khựa và tàu khựa thì thiếu gì các trò ma quỷ.

 

Đâu cũng vậy, có thờ có thiêng có kiêng có lành, đất có thổ công thì sông có hà bá, thánh thần ma quỷ tuồng như nơi nào cũng vẩn vương và cái cách mà họ trêu ghẹo hay thậm chí là ám hại con người cũng khác nhau.

 

LỜI NÓI ĐẦU

Em viết post này, không phải với mục đích dọa các mem trong 4rum mà thực tình em rất thích thú với những bí ẩn về tâm linh và cũng vì nó mà rất thích đi tìm hiểu hay nghe kể lại từ những người đã từng gặp hay trải qua tận mắt chứng kiến. Phần đông họ đều còn sống, người trẻ cũng tầm 35 còn người già nhất có lẽ là ông em 82 tuổi và cụ em năm nay đã ngót 96.

 

Họ như những nhân chứng sống còn lại của quãng đời dài đẵng vẩn chút đâu đó ẩn hiện của ma quỉ hay thần thánh. Đợt gần đây, hội sinh viên Việt Nam bên đây có gặp một số chuyện kì quái xảy ra ngay nơi họ ở, em có dịp được qua chơi nhưng chưa gặp tận mặt vì cũng đúng lúc họ – 3 người cùng một lúc chuyển nhà.

 

Căn hộ nằm tại một khu dân cư được qui hoạch theo chuẩn nhà cao tầng cho sinh viên học sinh thuê( Ở Malay qui hoạch rất rõ ràng, không lộn xộn như ở mình đâu) Phòng rộng chừng 50m2 chia ra bởi một bức tường mỏng, trên là tầng 2 có ban công hướng ra đường. Đập vào mắt em đầu tiên là chằng chịt bùa dán trước của, đủ hình đủ dạng, màu sắc được viết bằng cả tiếng Trung, tiếng Thái và cả tiếng Malay cổ. Lúc mới đặt chân vào nhà vào nhà, cảm giác trong nhà rõ ràng lạnh hơn ở ngoài nhiều lại thêm phần mờ mờ không biết là do sương hay khói thuốc mà lúc đó tất cả mọi người cùng đi học về ( vì bọn em cùng học một trường)

 

Trong nhà có bức tranh dựng ngay trên ghế bành nằm ở phòng ngoài đối diện cái tivi, bất giác thấy lạ vì để vậy thì làm sao coi được tivi em mới hỏi. Bức tranh cổ, vành bằng gỗ sơn mạ vàng đã tróc từng mảng hơi xám xám, lộ ra cái lõi bị mối ăn qua lớp vảy. Ở chính giữa bức tranh có hình cánh tay với bàn tay ấn ra ngoài trên nền đen kịt. Trong bức tranh có hình con mắt và trong con mắt có hình một cái miệng mà phải chú ý mãi em mới nhận ra. Thoạt nhìn bức tranh trong cái không khí lạnh lạnh ấy, có cảm giác ngột ngạt như ai đó bị nhốt trong tranh, tuồng như vồ ra và định tóm cổ mình, nghĩ đến thế, em quay mặt ra hướng khác và nghe các ông bạn trả lời.

 

” Cái bức tranh này, hồi các anh chuyển đến thì cùng một lúc 6 người trong nhà này chuyển ra, trong đấy có người Malay, Trung QUốc, Ấn Độ và cả người Kenya, họ đến khác ngày nhưng chuyển ra cùng ngày, hỏi không nói lí do, còn bức tranh thì dựng ở góc phòng tự bao giờ, sau mới chuyển qua phòng ông P…”

 

Đợt gần đây, có lẽ là 5 ngày trước, hàng xóm đối diện bên kia đường có kể lại với một trong 3 người rằng lúc cả nhà không có ai, trong nhà có khói bốc ra dạng như bị cháy và nhìn vào bên trong thì thấy đen kịt. Hôm đó mọi người hốt hoảng lấy xe ra về, bỏ cả buổi học trên lớp mặc dù đã gần cuối kì vì trong nhà còn biết cơ man là đồ đạc. Khi về đến nhà thì không thấy cháy hay khói, nhưng điều kinh hãi là trên bàn học của ông P, phòng của người giữ bức tranh lúc trước, có điếu thuốc đã tàn, xung quanh tàn thuốc rơi vương vãi, bụi phủ nhưng không thấy có vết chân hay vết ngồi xung quanh. Điếu thuốc không để nằm ngang, mà dựng đứng và dường như mới chỉ hút được một ít. Đấy cũng là cái hôm mà mọi chuyện bắt đầu xảy ra, kì bí, ghê rợn và có phần liên quan tới cái bức tranh kia lúc đó vẫn còn trong góc phòng của ông P, hướng vào tường, lầm lũi rờn rợn…

 

( Còn tiếp )

 

Bị mẹ bắt skype =.= Với cả đang ốm nên tiến độ chậm + cuối kì rồi, em sẽ cố dành thời gian rảnh để viết cho các bác nghe, ai chưa tin vào truyện ma quỉ thì em khuyên là nên tìm hiểu để phòng tránh, vì biết đâu đấy mình lại là nạn nhân mà mình không biết. Ví như bạn em đi học ở Ấn Độ, bên đó thờ đạo Atula – một loại đạo thứ 4 trong 3 cõi Tiên – Quỉ – Nhân. Sức mạnh vô biên nhưng là nửa quỉ nửa thần và bạn em đã mất 3 tháng để điều trị căn bệnh mà người ta gán cho là hoang tưởng, hay ảo tưởng vì cứ đêm đến nó lại khóc và nói lảm nhảm tiếng Ấn ở ban thờ Atula của lão Ấn Độ chủ nhà…

 

Tiếp phần một còn kể dở dang:

Và em cũng xin nói thật rằng em rất ngại khi viết chuyện này, vì em là newbie tỉ lệ ăn gạch đá rất cao và tỉ lệ lên nóc tủ bởi võ công của các thím cũng tương đối. Em không muốn bị quăng tạ hay xả đạn, nếu góp ý thì hãy có văn hóa, hay chat hoặc email riêng cho em rảnh em sẽ trả lời mọi người. Truyện em viết sẽ dài mong đừng có chuyện gì ngắt quãng.

 

Phần 1: Đạo Hồi.

Ông P kể lại với nét mặt rầu rĩ, có phần mệt mỏi và sợ sệt, đôi khi hơi nhếch mếp cười khi em trêu đùa. Sau khi dọn cái đống tàn thuốc và điếu thuốc kia đi, ông sinh ra nghi ngờ 2 thằng bạn và nghi ngờ cả hàng xóm vì ma quỉ sống cả đời không gặp thì chắc chả ai tin. Đêm hôm đấy, không ai nấu cơm và cả 3 cùng đi ăn ngoài, ông P có hỏi 2 người còn lại là L và D về chuyện kia nhưng cả 2 đều trối và có cùng suy nghĩ như ông P về sự nghi ngờ. Ăn xong xuôi thì về, đoạn ông cách nhà tầm 20m ông L giật mình thấy cửa phòng của ông hướng ra đường bỗng mở toang mà bình thường thì chả bao giờ ông mở ra, phần vì ghét bị nhìn trộm, phần vì lắm bụi, có 2 ô cửa nhỏ bên trên mở ra để lấy không khí còn cái cửa đó đóng 24/24. Theo phản xạ , lại có chút võ trong người, ông L lao lên vội vàng mở cửa, chạy bặt vào phòng thì không có ai, nhà cũng chả có gì khác. 2 ông còn lại trêu bảo ông L thần hồn nát thần tính, quên không đóng vì chắc nghĩ lúc nhà có thuốc lá mở ra để mất mùi. Ông L chỉ lắc đầu và chối đây đẩy.

 

Đoạn ai về phòng người đấy, vào phòng đóng của, ông P nằm ngả ra giường đinh ninh ngủ sớm mai dậy làm bài. Quay người sang phía góc phòng thì ông giật mình vì bức tranh nằm ở góc tường giờ đã biến mất! Đang đoạn giật mình chưa hết thì nghe tiếng ông L hét lên phía trên lầu. 2 anh em tá hỏa chạy lên thì thấy ông L đứng trước cửa nhà vệ sinh, tay chỉ vào trong, mặt tái mét mồm giật giật không nói được câu gì. Bức tranh từ phòng ông Phương đã chuyển lên nhà vệ sinh từ khi nào, vẫn góc tường hướng cũ, nhưng quay mặt ra ngoài cửa, vẫn cái bàn tay đấy, ông L bảo lúc vào trong phòng, quen thói nên không bật điện cứ để kệ, nhưng cái cảm giác lạnh thấu lưng như có ai đang nhìn mình làm ông thấy bất an. Bật điện, thấy bức tranh trong góc, nó bỗng trở nên kinh dị hơn bao giờ hết cảm giác ngột ngạt khó thở làm ông L hét toáng lên, nhảy ra ngoài cửa và đứng đấy nhìn vào…

 

Ông L tôi hôm đấy cũng hãi, ngủ phòng ông D, còn ông P thì kệ, không có bức tranh cũng chả sao, cả ba cùng bảo là, có thằng nào vào nhà chuyển bức tranh đi, lần sau đi đâu đóng cửa cẩn thận là không sao.

 

Bặt đi một hôm, tối 3 hôm trước ông P ngủ mơ thấy có một người quay lưng lại, có con mắt to chính sau gáy, bên trong có hình cái miệng đen ngòm, đoạn nó cười làm ông P giật bắn mình trở dậy, cái toilet trên tầng 2 giờ chả ai dùng nữa, một mình ông L giờ cũng ngủ phòng ông D và dùng luôn WC tầng 1 rồi. Cửa sổ của ông P hướng ra đằng sau nhà, là khoảng sân trống cách giữa hay khu tập thể. Của chung, không ai dọn, cỏ mọc um tùm cao đến ngực chỉ chừa lại phân nửa cái cửa sổ nhìn ra thấy cửa sổ nhà bên cạnh tối mịt, tĩnh mịch. 3 giờ đên thức giấc, ông P bảo thấy rợn rợn, cái cảm giác nhà lạnh lạnh bỗng xuất hiện, mà ở Malay nhiệt độ ban đêm thấp cũng chỉ là ~ 30* chứ đừng nói lạnh lạnh như cảm nhận 18 ~ 21 độ. Chùm chăn cố nhắm mắt được một lát thì nghe phía cạnh bàn học có tiếng kẹt kẹt như tiếng sắt cọ vào tường. Ông P học kĩ sư công trình ( a ki tếch trờ ), thước sắt treo ở tường vô số, nhưng nếu ai từng sử dụng rồi thì sẽ biết, rất khó để tạo ra tiếng khi chiếc thước sắt vẫn treo ở đó và nó dính chặt vào tường bằng mặt sau, đung đưa còn khó, huống hồ giờ nó bỗng kêu kẹt kẹt, nhưng lắc lư và cọ vào tường thành tiếng kẹt kẹt rít lên ghê rợn. Cái thứ tiếng đấy lát to dần to dần,cảm tưởng như ai đã nhấc cái thước ra và dùng nó cạo liên hồi vào tường, thậm chí là đập vào nghe tiếng phạp phạp võ mồn một. Ông P sợ quá, bật dậy thì đúng lúc đấy trên cửa đoạn cửa kính dư ra, ông thấy rõ hình bàn tay áp vào đấy với con mắt, nhìn ông, nhưng tối đen không thấy miệng. Chỉ đến thế ông P cuống cuồng bỏ chạy qua phòng ông D đập cửa túi bụi, lát thì 2 ông ra mở cửa. Ngồi chừng 15 phút kể lại chả ai tin, ông P cũng chả ngủ nữa, bật máy tính của ông D chơi, để đấy cái phòng còn mở cửa, mà ông L bảo lúc qua xem, có cảm giác như cái nhà xác bên trong lạnh, phả ra bên ngoài cái cảm giác rợn rợn da người…

 

Từ hôm đó các thanh niên Việt Nam của nhà ta nảy sinh ý định chuyển nhà khẩn cấp =))

 

Nhưng chưa chuyển vội vì còn thủ tục và chưa tin, vẫn ở lại cho đến cái ngày mà em qua, và 3 người cùng với đống đồ suốt 4 tháng ở đó chuyển ra ngoài…

 

Sáng hôm sau, tức 2 hôm trước khi chuyển nhà, cả 3 vẫn chưa đi đăng kí chuyển nhà, sinh hoạt vẫn bình thường. Chỉ trừ cái phòng vệ sinh tầng 2 là đóng bặt lại chả ai dám dùng. Trên tường của ông P, không có vết thước, vẫn im lìm hàng thước kẻ, khiến ông nghi ngờ, cảm giác như mình bị ám ảnh. Trưa hôm đó, học xong thì em cũng được ăn cơm với tầm 6 người khác, trong đó có 3 thanh niên bị ma nhát. Thuật lại câu chuyện, ai cũng thấy lí thú, riêng có ông Đ, đã 36 tuổi hiện vẫn đang học thì bảo bình thường, xong còn nói là nếu mày thích, tao dẫn mày đi gặp. Rồi còn chỉ mặt ông P nói: “ Nếu mày khôn hồn thì chuyển nhà đi, chắc mày chưa nghe chuyện bên nhà 6x( Em k cho rõ vì lí do khách quan) bị ma nhập. Sống ở đâu cũng thế, dân lạ nước lạ cái, dính vào ma quỉ thánh thần phương xa thì chỉ có chết “

 

Nói đoạn ông Đ châm điếu thuốc rồi bảo :” Trước bên nhà đấy, có con bé Indo bị ma nhập, đập đầu vào cửa kính đối diện với phòng ông K, cả nhà đổ ra xem. Con bé bị từ sáng đến trưa mới có người gọi thầy cúng đạo hồi đến, nó đập vào cái cửa Mica, không vỡ mà đầu bê bết máu, tóc tai rũ rượi và ông K còn cam đoan là nó dừng lại một lúc, nhìn sang phía phòng ông và ngoài đường rồi cười như điên. Tiếng cười khô khốc, đanh và rợn gáy. Đoạn nó lại tiếp tục đập… Cho đến khi thầy cúng đến, túm tóc nó, đốt bùa có nhúng máu dê nhét vào mồm nó. Cầu khấn hết cả buổi thì con bé ngã vật ra, mồm trào ra thứ nước xanh xanh vàng vàng tanh ngòm. Cả dàn người vẫn ngồi tụng kinh ở đấy cho đến sáng”.

 

Lúc đấy em thấy ông P nghe chăm chú lắm, ông không nói nhưng nhìn mặt đủ thấy ông sợ lắm rồi làm em cũng buồn cười vì thú thực em gặp chuyện kì bí cũng nhiều nên em không lấy làm lạ khi người ta hoang mang ra trò như thế, mà trái lại thấy khổ, kèm chút thương hại cho người ta. Lát em đi mua cơm với bà bạn, xong quay về thấy 3 ông Việt Nam về trước, ông Đ bảo là 3 thằng nó về vì có hàng xóm gọi, chắc lại có chuyện.

 

Đúng là có chuyện thật!

 

Hàng xóm nhà đối diện là người Malay, nó bảo từ hôm thấy khói trong nhà, sáng nó nhìn qua 2 ô cửa phòng ông L thì thấy tối om như hũ nút, vậy mà trưa hôm đó, nó nhìn rõ rang có bóng người đi trong phòng ông L đi lại rồi đứng im nhìn về phía phòng nó. NÓ nói tiếng anh kém nên ông L chỉ nghe nó gọi điện thế là tá hỏa chạy về, lôi cả 2 ông kia theo chưa ăn uống chưa chào an hem. Về đến nhà thì thấy cửa vẫn đóng, nhưng ông P mở cửa vào trong nhà thì cũng là đứng sững lại, vì trước mặt ông, cái bức tranh kia giờ đang nằm trên ghế, chỗ mọi người hay xem tivi, chính giữa cái phòng khách, trơ ra, vẫn lạnh lẽo rờn rợn làm ông đứng sững lại. 2 người kia chạy vào thì cũng đứng yên đấy chả nói năng gì, chợt ông P bỏ ngay ra ngoài xe ngồi. Lúc vào trong xe ông L bảo thấy mặt ông P đỏ bừng, mắt đỏ nhỉn rõ gân máu như sắp khóc rồi nói:” Chuyền nhà đi mày ơi tao đ chịu được đâu …”. Ông L như đúng ý đồng ý ngay còn ông D, thì không nói gì, cười khinh khỉnh. Hôm đấy thủ tục chuyển nhà khẩn cấp làm xong nhưng phải 1 tuần sau nữa mới chuyển…

 

Vẫn phải sống, giờ 3 anh em đều ngủ phòng ông D. Tối hôm trước hôm chuyển nhà, cả hội rủ nhau đi ăn, có 3 ông VN và 3 ông đang làm tại IBM bên này. Ăn xong thì ông Q, trẻ nhất trong 3 ông làm tại IBM sau khi nghe chuyện tỏ vẻ rất thích thú và muốn qua nhà 3 ông kia ngủ lại. Đồng ý ngay tức khắc, ông D còn chưa dám nói gì thì ông L và ông P đã thẳng thừng mời. Vui vẻ nhận lời, tối 4 người đều ngủ phòng ông D, tuy chật nhưng cũng đủ nếu nằm khéo.

 

Đêm hôm đấy, ông L uống bia nhiều ( không phải bia mà dạng như kiểu nước lúa mạch vì đạo hồi nó cấm bia) nên gọi ông P dậy đi vệ sinh vì ổng vẫn còn sợ vụ kia. 2 ông nằm dưới đất, còn ông D với Q nằm trên giường vẫn đang ngủ say như chết. Rủ nhau đi vệ sinh ở cái tầng 1 đấy, 2 người đều sợ, và có lẽ đã quen với cái cảm giác lành lạnh sống lưng trong đêm rồi. Nhưng lúc trở về phòng, mở cửa ra thì ông P sững lại, ông L đứng đằng sau ngó đầu vào xem thì thấy…

 

Ông Q đang ngồi trên giường dáng người như vừa bật dậy, ông D vẫn đang ngủ say bên cạnh. Chân ông Q duỗi thẳng, người lưng thẳng tắp, đầu quai ra phía cửa nhìn ông P cười, ánh đèn đường từ người hắt vào nhìn rõ nét mặt quái đản của ông Q, răng trắng ởn, mắt còn đang mở nhưng không thấy gì bên trong. Ông P đóng sầm cửa lao ra ngoài sàn nhà thì ông L chạy theo. Đứng chừng một phút thì thấy ông D ra mở cửa, mắt nhắm mắt mở nhìn 2 ông với vẻ mặt khó hiểu. Ông L bảo:” Anh Q bị ma nhập, mày không biết hả, đang ngồi trong phòng mày kìa!” Ông D hoảng hốt chạy vào thì thấy ông Q vẫn nằm đấy, duy chỉ có dáng người là thẳng tưng, tựa như cái xác lúc xếp vào quan tài. Lay ông Q dậy, ông Q trố mắt nhìn 3 ông, không nhớ gì hết…

 

Cái hôm chuyển nhà là cái hôm em sang, ở lại một lát thì lích kích đồ đạc mang theo ra ngoài, ông P bảo là :” Đm.. ngày xưa mấy thằng chó chuyển đi nó đ nói trong nhà có ma…” các ông ấy chuyển qua nhà ông Quỳnh ở tạm, duy ông D qua bên 6x vì nhà ông Q chật rồi… Sau đấy 2 hôm, lấy giấy hẹn chuyển nhà chính thức, mới được ông bảo vệ khu đô thị kể về cái nhà đấy, 3 ông há hốc mồm, em được nghe thuật lại, nhưng không tận mắt thấy, em cũng hơi đinh ninh, duy chỉ có bức tranh trong phòng khách. Nó vẫn ở đấy, vẫn trên ghế, vẫn im bặt, lặng thinh… Nó bắt nguồn từ đạo Hồi.

 

VN ngoại truyện – Malay vậy là đủ cho bây giờ, quay trở lại với nguồn gốc người Việt Nam và những câu chuyện rất đỗi kì lạ trong đời sống hàng ngày.

 

Chuyện về con chó đá.

Em viết truyện này vì thấy post bên Đất Độc có nhắc đến con chó và một con ác linh một con giữ nhà. Nói thật thì chó mèo ma đầy ra đấy gặp hay không là chuyện hên xui. Gọi là chuyện bên lề đi vì em thấy nó chả ăn nhập với chuyện trên nhưng thôi, đã là post kì bí thì cho nó thành một thể đi. Đến đâu thì đến.

 

Phần 1: Đời chó giữ làng.

 

 

Em trước khi qua Malay sống tại làng Hòa Mục, đầu đường Lê Văn Lương, chỗ cầu Hòa Mục rẽ vào, nếu ai là dân quanh đó chắc chẳng lạ gì, bởi tính sơ sơ bán kính 1km quanh nhà em có tới 6 cái đình, miếu chùa lớn nhỏ. Đâu phải ngẫu nhiên mà nó có ở đó, mọi thứ đều có cái lí do của nó mà tồn tại và giờ em kể chuyện mà em nghe được qua một lần…

 

Rước kiệu – chắc các bác ở Hà Nội chả còn lạ gì nữa nhỉ, lâu lâu làng lại có hội rước kiệu quanh, cái kiệu quay quay và mọi người bu xunh quanh xem tỏ vẻ hiếu kì. Em con giai 18 tuổi, đương nhiên là bị tóm đi khênh kiệu rồi, và vào một đêm giao ban trực canh kiệu, em đã được ông T, nhà ở cạnh đình làng kể về câu chuyện làm thay đổi không ít tới cuộc sống cuộc cái làng con con này mấy năm về trước…

 

24 năm về trước, làng còn vắng vé, tức là 14 năm trước khi em chuyển tới làng này sống. Trong làng này ai cũng biết nhà ông T có con chó kì lạ. Con chó bắt được ở cổng chùa, lúc mới bắt nó còn bé con nhưng tỏ vẻ khó chịu và gầm gừ cắn như bị dại. Hồi đó trong làng hay có trộm, trộm vặt thì cũng cái niêu, cái xong, trộm to thì con gà, ổ trứng và đôi khi còn vào nhà dân cướp của. Làng sợ lắm, nên bác T cũng cố kiếm con chó. Chó hồi đấy nhiều, nhưng chó xung quanh nhà thì toàn chó đói, đẻ không được, mà đẻ được thì cũng chết giữa lúc đẻ. Làng ai có chó cái là giữ lắm, không cho ai cả, mà có con nào đẻ được thì bán giá cao, nên bác T không mua. Hồi đấy bác T nhà nghèo, có 2 thằng con giai nghịch như quỉ. Đêm tờ mờ sáng ông đạp xe đi tận Hà Đông bấy giờ vặt rau muống, đạp tới 7 giờ về tới nhà thì bán ở chợ làng kiếm ít tiền, trưa thì đi làm phu hồ. Bà vợ bác T là cô Th bị điên, suốt ngày trèo tường ra ngoài vào ban đêm rồi đi khắp trong làng làm khổ bác T phải đi kiếm. Nên bác T thường không ngủ được vào ban đêm mà tranh thủ chợp mắt lúc ăn cơm tối xong. Bữa đó đạp xe về từ tờ mờ sáng, nhìn thấy có con chó nằm bên trong cổng chùa, mạnh bạo xung quanh không có ai, bác T dựng xe nhảy vào bắt trộm. Con chó bé bé nhưng giãy mạnh, chực cắn vào tay bác. Chật vật với con chó con trong bao tải, bác cũng về tới chợ làng. Con chó đem về phải thanh minh với hàng xóm là mua được giá rẻ ở Hà Đông, vì không sẽ bị nghi là ăn cắp. Nhà tuy nghèo, nhưng sợ trộm cướp mất mạng, bác T vẫn cố nuôi con chó đặt tên là con Dôn.

 

 

 

Con chó lớn lên còi cọc nhưng tiếng sủa rất to và đanh. Bác T tự hào lắm, có lần bác với ông Q hàng xóm tí tóm được thằng trộm khi con Dôn sủa inh lên, ông Q chạy ra thấy có bóng người nhảy từ tường nhà đối diện xuống thì hô hào đuổi, may cho thằng trộm là không tóm được, chứ tóm được là chết với làng nhà em. Mà cũng lạ, từ hồi con Dôn về nhà, cô Th cũng ở nhà luôn, đêm ngồi trước cửa sân không trèo ra ngoài nữa, nên bác T thấy lạ, nhưng cũng bớt phần nào gánh lo, bác kệ…

 

Được 2 năm sau thì con Dôn đổ bệnh, nó ăn ít mà cũng sủa yếu đi, bác T lo lắm. Rồi một sáng dậy không thấy con Dôn, bác T buồn lắm, nhà mất con chó mà cứ như mất của, tiếc đứt ruột, bác T từ sáng tới chiều k đi làm mà ở nhà than vãn ngoài quán nước đầu đình. Thế nhưng tối hôm đấy, con Dôn về!

 

Cả khu đang ngủ thì nghe tiếng chó tru dài, nghe đứt đoạn và thống thiết, tưởng trộm, ông Q lao ra cửa đứng nhìn quanh. Riêng bác T thì biết đấy là con Dôn, nhưng tiếng nó tru chứ không sủa, dài não nề lạnh lẽo, đêm đó gió mạnh lùa qua khóm tre trước đình, bác T thấy con cho đứng tru trước cổng đỉnh, bóng dài theo ánh trăng ra tận phía chấn bác đang đứng, nó cứ tru như không thấy bác và ông Q đang đứng há hốc mồm nhìn nó, khóm tre vẫn xào xạc ầm ầm, tiếng chó cứ ư ử trong cái đêm quái đản đấy. Chợt con Dôn dừng lại rồi nó quay ra nhìn bác T như người nhìn người, bác T lùi lại rồi quay lưng bỏ vào nhà, ông Q thấy thế cũng quay về để mặc con Dôn ngoài đình. Từ đấy con Dôn không ở nhà bác T nữa, nó ở ngoài đình, nó cứ nằm đấy, ai qua đình cũng thấy nó nằm trước cửa, đói thì chạy qua bên nhà bác T sủa sủa và cào cửa, ăn xong nó lại lững thững ra đình. Và mặc nhiên nó rất hay sủa đêm, ít khi ra tiếng tròn vành như sủa trộm xưa mà nó tru, tru liên hồi, nghe mà réo rắt đến ghê rợn. Cả khu sinh ra bực mình vì nó, nhiều người cũng góp ý bác T, nhưng bác T bảo là nó tru chắc có trộm mới tru, chứ tự dung đâu mà nó tru, ai biết còn thêm vào, nó sủa ma đấy…

 

Phần 2: Lão C say và cái làng kì lạ

 

 

Trong làng có lão C say. Uống say là về đánh vợ ra trò rồi ngủ, thế mà hay, chả ai dám nói lão, vì dây vào lão như dây với hủi. Buông lời gọi lão là Chí, lão đến chửi cả nhà, không lại thì gọi người đánh, nên cả làng ai cũng sợ. Nhà lão C say ở sau đình, đợt gần đấy lão mới đi buôn về, có tiền nên uống rượu và bài ca đánh vợ tua đi tua lại như băng cát-xét. Nhưng đánh xong lão không ngủ được vì tiếng con Dôn cứ lâu lâu lại tru tréo lên. Trong cơn say đêm hôm đấy, lão vác cây đòn hột từ nhà đi ra hướng đình. Hôm đấy bác T nhớ rõ, vợ bác là cô Th ngồi ngoài hiên, chỉ tay ra cửa cười và nói :” Thằng C say, thằng C say…” Bác T nhìn ra thì thấy lão C lệch đệch vác cây gậy to, mặt đỏ bừng như vừa nốc rượu, đi loạng choạng ra phía đình. Bác T nằm trên chõng, xoay người trở dậy. Mở cửa đi ra thềm ngoài, vừa bước ra tới cửa thì bác trố mắt nhìn! Lão C say đang túm họng con Dôn lôi xềnh xệch ra cái ao đằng trước đình, bác T hét to:” Ông C ơi chó nhà tôi! Ông …” Chỉ kịp thế, lão C nện cây gậy vào đầu con Dôn tới tấp, con chó bị túm họng rên ư ử không thành tiếng, mắt nó trợn trừng như con lợn dưới tay thằng đồ tể đang kinh hãi, máu chảy be bét xuống tay lão C xuống răng con Dôn rồi rơi xuống đất thành từng dòng chảy xuống ao. Lão C trong cơn say như con thú điên, nện tới tấp những phát đòn hột nặng trịch, đầu con Dôn móp vào một góc rồi, lão vẫn nện, con chó có lẽ chết từ bao giờ, lão mới buông ra, trên tay vẫn còn túm lông vàng vọt. Bác T đứng như trời trồng, bác cũng chả dám động vào lão C, trời đánh thánh vật lão đi vì nhà bác còn 2 thằng con và bà vợ điên. Lão C nhìn bác ra chửi đổng:” Mày liệu hồn không là như… như … nó nó đấy” Xong lão đạp xác con chó xuống ao làng rồi đi về để lại vũng máu loang lổ trên nền đất, ánh lên những rãnh bạc dưới ánh trăng mờ đục.

 

Bác T đêm hôm đó gọi 2 thằng con ra đào đất ở khóm tre, rồi tự mình xuống ao vớt xác con Dôn lên chôn ở đấy. Từ đấy, cả làng không còn tiếng con Dôn, chỉ lâu lâu có tiếng cho sủa qua quýt hàng đêm ở nhà quanh…

 

Đúng một tháng sau, 30 ngày từ khi con Dôn chết, nhà lão C đêm đó có động lớn. Bác T được tin mừng thầm trong bụng, đáng đời cái thằng khốn nạn. Bác kể lại, đêm đấy, lão lại soạn lại cái bổn đánh vợ trong cơn say mà dân làng ngày nào cũng nghe, lão đánh, trì triết, chửi đổng, bới cả mả cô vợ lên chửi, nhưng đoạn thấy im bặt. Xóm giềng ai cũng tưởng lão đi ngủ rồi, nhưng lạ thay vì không thấy tiếng cô vợ lão rên khóc. Bỗng thấy lão C rú lên như con lợn bị chọc tiết, rồi theo sau nó là tiếng tru dài tựa hồ như tiếng hú của đàn bà vang dài như tiếng chó tru thảm thiết. Dân tình chạy ra xem thì ai nấy cũng phải mười phần kinh hãi!

 

Cô L vợ lão C say ngoạm cổ lão nằm trước sân, hàm răng trên căn ngập vào cổ, máu chảy lênh láng trên nền gạch rẽ ra các hướng, bà con ai cũng che miệng bịt mồm không dám vào can, lão C mắt trợn ngược mồm miệng ứa máu, chân tay quẫy đạp yếu ớt như con gà bị cắt tiết đến vài giọt cuối cùng. Cô L mắt long lên sòng sọc, miệng ngoạm lẩy cổ lão C họng kêu ứ ử. Nhìn kĩ thì thấy cạnh đó có con dao dính máu, tuồng như cô L đã tính sống chết với lão phen này, nhưng dù thế nào đi nữa, thì cái hành động man rợ kia, đã không còn là của con người nữa rồi…

 

Lão C trút hơi thở cuối cùng, chân tay giật lên một nhịp rồi dừng giẫy giụa thì cô L bổng nhả ra, bật người trở lại như người ngủ dậy, hét toáng lên rồi chạy vào trong nhà, dân làng ùa vào, thanh niên trai tráng ghì cô ra, còn cô thì giãy giụa như đỉa phải vôi, ông T tổ trưởng bấy giờ cầm dùi nã vào mặt cô L một phát trời giáng, lúc đấy mới ngất đi. Cái xác lão C nằm ngoài sân, mãi mới có người dám đắp chiếu chờ sáng công an đến giải quyết. Bác T đêm hôm đấy cũng chen chân vào xem, thấy cảnh tượng đó, đừng nó là gan dạ chứ bố đời cũng phải sợ. Bác nhìn cô L lúc ngoạm cổ, nhớ ngay đến con Dôn và bác biết, sắp có điềm chẳng lành xảy đến với cái làng lắm đình miếu này, dương như liên quan mật thiết tới con chó ở chùa ngày nào giờ nằm trong khóm tre xào xạc kia, đếm đấy, gió vẫn lùa mạnh qua khóm tre trà, rít lên ào ào, mọi người bu quanh bàn tán, chỉ riêng một người vẫn đứng nhìn ra khóm tre, ánh mắt sợ hãi và lo lắng…

 

 

 

Bác T kể cho em đến đấy, lúc đấy ngoài sân có cơn gió to xào xạc. Gió thổi qua chiếc kiệu để ngoài sân, chuông đính xunh quanh kêu leng keng thành tiếng nhẹ nhẹ rải rác. Bác T bảo gió bây giờ khác, em cũng không hiểu khác là khác thế nào, chỉ thấy bác dừng bảo chạy sang nhà lấy điếu bát. Còn lại trong đầu cái mớ chuyện đấy, cho em tiền cũng chả dám ngồi lại, bác T đoạn về nhà, em cũng theo về cho đỡ sợ, bỏ mặc cái kiệu chỏng lọng ngoài đình. Lấy điếu bát trong nhà, vợ bác T mang ra, đứng ngoài cửa nhìn vào, em tưởng đấy là cô Th nhưng có vẻ như không phải vì không có dáng vẻ điên hay có vấn đề. Theo bác T ra lại ngoài đình, bác T chỉ vào cái ao mới xây 2 năm trước bên cạnh cái ao con Dôn chết ngày trước mà nói: “ Khóm tre chặt đi rồi, còn chuyện thế nào, tí tao kể…”

 

Hút hơi thuốc lào xong, nhâm nhi tách trà, bác T mới kể cho em biết rằng người con gái lúc nãy em gặp là cô H, không phải cô Th. Bác bắt đằu gợi lại câu chuyện bằng lời kể : “ Cái phòng hội nghị mày ngủ lại hôm qua là nhà lão C say hồi trước, mày có thấy lão ấy về không?” nói đoạn thấy em co người bác có vẻ thích thú lắm…

 

Từ hôm lão C chết, ai cũng mừng thầm trong bụng, chả riêng gì bác T nhưng chả ai nói ra. Lão C từng là người đinh trưởng trong làng, lo lắng quán xuyến mọi việc từ ma chay thờ phụng tới hội làng, lễ đình. Công lớn, nhưng cậy thế mà lão tỏ vẻ khinh khi, bắt nạt mọi người. Lão chết, nhà của lão bỏ hoang, cơ qua cũng là do cái tích lão chết, nó vấn vương bao nhiêu là kinh sợ về chuyện cô L. Cô L sau đó bị tống giam vài tháng, nghe đâu đã chuyển qua Trâu Quỳ vì điên loạn rồi có người con bảo treo cổ tự tử rồi và cứ đêm gió về, là lại thấy bóng cô L đi lại trong sân nhà lão C, tóc xõa ngang vãi, mặc bộ quần áo mà dân làng chả ai quên được từ cái đêm hôm đấy, mở mờ ảo ảo. Có người đi làm phu đêm còn nghe thấy tiếng khóc rên ỉ ôi từ phía nhà lão C, và đôi khi cả tiếng hú rợn rợn trước khi lao vào cắn cổ lão C…

 

Từ đấy, không còn con Dôn, cũng chả còn lão say, cái làng bỗng yên ắng lạ thường về đêm. Lại về phần Th, cô bị điên mười mấy năm trước, lúc đẻ thằng con thứ 2. Bác sĩ – bác T bảo là gọi cho oai chứ kì thực nó là lang băm – kêu là cô ấy bị động cơ địa, sinh đẻ khó nhọc đúng đợt ốm, lão cho thuốc vớ vẩn, bên ngoài bọc giấy bóng viết chữ lằng ngoằng nhưng bác T cũng gật gật tin thuốc linh. Đẻ xong thằng 2, cô bắt đầu có biểu hiện tâm thần, thoạt đầu chỉ như người tự kỉ, ngồi im ít nói nhưng vẫn minh mẫn, sau thì bệnh nặng trở nên điên dại, nói lảm nhảm, hay chạy lung tung phá phách. Đợt đó nhà bác T túng quá phải gửi 2 thằng lên ông bà nội nuôi ăn, còn mình ở nhà là chạy chữa cho cô Th mà vô phương triệt.

 

 

 

Cô Th lúc chưa có con Dôn hay trèo tường buổi đêm hoặc mở cổng chạy đi ban đêm lúc bác T không để ý, có bữa chạy lên tận ngã tư sở hồi chưa xây cầu, rồi có lần còn trèo vào nhà hàng xóm làng bên tạo cho bác T biết bao nhiêu là cơ cực, mà lạ thay cũng chỉ ban đêm mới như vậy còn ban ngay cô chỉ ngồi trong bếp hoặc trên chõng, lảm nhảm, hoặc cười nói một mình. Hồi con Dôn về, cô không đi nữa, mà ngồi ở hiên lúc nhìn con Dôn, lúc nói lảm nhảm tựa hồ như nói chuyện với con chó bằng thứ tiếng quái quỉ gì đó. Bác T lúc mất con Dôn, bác sợ cô Th lại trở về như cũ nhưng kì lạ thay cô Th không trốn nhà đi, mà vẫn chỉ lủi thủi trong nhà.

 

Hôm đó, như mọi hôm bác bảo thằng cả trông cô Th, còn bác lóc cóc đạp xe đi lấy rau. Đợt đó là cuối hè, đêm oi ả tầm 4 5 giờ sáng. Đạp về đến nhà, dựng xe ngoài cửa dỡ từng mớ rau còn dính bèo ra cái nong đã rách. Cất tiếng gọi thằng cả thì không thấy nó đâu, nghĩ bụng nó lại ngủ rồi, đi vào trong thì bất giác thấy thằng cả nằm ngoài hiên, bên phải đầu có vết máu chảy qua tai, tay cầm mảnh vải áo của cô Th. Bác T tá hỏa bế thằng cả vào nhà, đoạn lao lên lầu gọi thằng 2 dậy kêu đi tìm mẹ. 2 bố con bác vừa lao ra cửa thì bác T người như hóa đá, thằng 2 theo sau thì ngã ngửa người ra.

 

 

 

Phía đối diện bên kia bờ ao là lũy tre nơi chôn con Dôn, thấp thoáng bóng cô Th đang đào bới như điên như dại. Chả quan tâm, nhanh như cắt, bác T chạy bổ tới túm vào vai cô Th. Rùng mình, bác thấy sống lưng lạnh toát, cảm giác tay như nắm vào thứ gì mềm oặt, nhũn nhũn mủn ra như xác người chết. Cô Th như không có cảm giác, vẫn đào như điên dại, tay cào liên tục trên nền đất, bật cả móng, máu nhuộm đỏ cả bàn tay phải phải. Bình sinh bác T khỏe như vâm, vậy mà giờ lay mãi không bằng được người con gái điên tàn tạ, bất lực, bác T ra sức đạp mạnh vào lưng cô Th khiến cô Th ngã ra, con bác thì lùi lại dăm bước. Đứng tại đấy, đứa con bác T khóc từ bao giờ, trong cái tối ma quái đấy, bóng trăng nửa vời cũng đủ cho bác thấy, cô Th vừa ngã vật ra đất đang oằn mình đứng dậy như người không xương, bàn tay bê bết máu lên trên nền đất chống thẳng đứng, thân hình của người con gái bỗng như đống thịt ùn ùn trồi lên, lặng một lát rồi quay lại nhìn bác T. Bác T hoảng hồn, bác bảo lúc đấy mắt cô Th long lên sòng sọc, trắng ởn, dữ tợn, đoạn cô Th lao nhanh tới chô bác T, miệng gầm ghè cái thứ tiếng như khàn họng. Chả kịp làm gì, bác T giơ tay chắn mặt, nhưng không thấy gì, bỏ tay ra thì thấy cô Th đứng trước mặt nhìn bác, giờ bàn tay đầy máu chỉ thằng vào mặt bác và nói bằng cái thứ tiếng đanh, khô như cơm cháy, như từ cuống họng của kẻ như cả tuần không có nước : “ Mày nợ tao, mày nợ tao… Mày đem tao về rồi mày giết tao, vậy mà tao từng bảo vệ cái chốn này, làng này còn một họa nữa, mày giết tao, mày phải gánh!” Nói xong cô Th quay người chạy mất, bác T sững ra, thằng con vẫn khóc ti tỉ, tất cả như một giấc mở chóng vánh, còn lại đấy vết máu lêt dài trên nền đất, và anh mắt của ông Q cùng vài người nữa tỉnh dậy từ bao giờ và hiếu kì đứng xem bóng cô Th chạy về hương cầu Mọc, khuất dần trong màn đêm đen kịt, u ám…

 

Đây là ảnh làng em, cũng tầm 4 5 năm về trước, cái ao vẫn ở đấy, phòng giao ban bên tay phải, bên trong sân đình có hay để kiệu các thứ mỗi lần dỗ chạp. Bên phải nửa ( không có trong ảnh ) là nhà bác T.

 

Sẵn đây em cũng kể luôn về những chuyện tận mắt em nhìn thấy, chuyện này không chỉ riêng em biết, mà cả khu em sống đều biết, đừng có nói là em bịa chuyện.

 

 

 

Phần 3: Chuyện kì bí trong làng ( Tiếp )

 

Chương 1: Tận mắt.

Hồi mới chuyển tới cái làng này, nhà em nghèo kiết xác mùng tơi với 3 mẹ con em. Bố em vẫn đang ở quê và gia đình đang xích mích. Thuê nhà thời bấy giờ khó khăn, vì chả ai rảnh nhà mà cho thuê cả, tiền thuê nhà cũng cao nên gia đình em thuê rồi lại chuyển vì không có tiền trả. Mãi đến một đợt có nhà bà Th người trong làng cách xa đình cho thuê, và gia hạn trả tiền trong một năm, mẹ em mới đồng ý rồi không biết may mắn thế nào kiếm được công việc ổn định. Mỗi tội là phải đi nhiều, có khi cả tháng mới về nhà đến một lần.

 

Em lúc đấy mới lớp 2 và cũng là thằng sợ ma vô đối trong nhà, tất cả mọi quán xuyến đổ hết lên chị em với ít tiền mà mẹ dành dụm được gửi lại trước khi đi công tác Vinh, Nghệ An, Huế… Ăn uống kham khổ, nhưng cũng đủ, sáng 2 chị em đi học, chiều về nhà đi chợ mua rau, ấy thế mà cũng được hơn 2 năm!

 

Căn nhà 3 tầng, thời bấy giờ thuộc dạng ok lắm rồi. Bà chủ nhà sống với cô con gái tên H, yếu ớt, người lúc nào cũng xanh xao vàng vọt như người nghiện. Tính tình vui vẻ nhưng trong làng chả ai chơi với cô, họa chăng lâu lâu có người nhìn thấy hỏi, còn không ai cũng tránh vì sợ bệnh. Bà Th lo lắng lắm vì đi tìm khám ở mấy nơi, thoạt đầu không có kết quả nhưng có lần qua Bạch Mai khám lại, người ta bảo cô bị ung thư máu giai đoạn tiền cuối. Hoảng quá, hồi đấy bà phải bảo mẹ con em đóng tiền sớm hơn, và tăng tiền nhà nhưng mẹ em không chịu và tính chuyển ra nơi khác vì bà tăng giá cao quá, cãi cọ vài hôm thì được cái lịch hẹn 1 tuần sau phải chuyển. Mẹ con em ai cũng buồn, nhưng thôi đành chịu, dẫu biết nghèo nó cũng là cái tội, nhưng cũng chính cái tuần đấy , em bắt gặp sự hiện diện của thế giới bên kia lần đầu tiên trong làng này.

 

Tối hôm đấy trăng sáng lắm, không phải rằm, nhưng trời quang đãng lớt phớt vài gợn mây. Mẹ lúc đó không có nhà, mẹ gọi về thấy bảo là đang ở tận Vinh, dưới đó có lũ lớn nên mẹ xuống đó làm phóng sự. 2 chị em cũng quen rồi nên ăn cơm xong, học bài, xem tivi của bà chủ nhà một lát rồi lục đục kéo nhau lên giường đi ngủ. Nhà em thuê dưới tầng 1, mặt quay ra ngõ, hôm đấy là buổi cuối hè, trời oi ả ghê gớm. Em và chị nằm dưới nền đắt, lót dưới cái chiếu trúc cho đỡ nóng, chị không ngủ được cầm tờ giấy báo ra phe phẩy quạt cho em. Gió mát, trăng sáng rọi li ti qua khe cửa xếp vào nhà, dìu dịu, lành lạnh làm em ngủ thiếp đi từ lúc nào không hay.

 

Đang ngủ thì em nghe có tiếng động mạnh! Tiếng nghe như sắt rít vào nhau! Chật vật mãi mới mở mắt ra được , lờ mờ thấy nền nhà sáng trưng, đấy là trăng rọi. Nhưng không phải qua khe cửa mà là qua ô cửa mở toang, cái cổng cũng mở ra từ khi nào. Em hét toáng lên quay người gọi chị em dậy, chị cũng dụi mắt rồi quay ra nhìn. Đoạn 2 chị em ngồi im, gọi bà Th oai oái. Bà Th ngủ tầng 3, ngay cạnh ban thờ, chắc không nghe tiếng mở cửa, nhưng có lẽ nghe được tiếng gọi nên chạy vội xuống. Thoạt đầu bà nghĩ chị em em mở cửa nhưng không phải, 2 chị em em vẫn ngồi đấy trên nền chiếu trúc, mặt mũi sợ sệt tưởng có trộm. Bà Th nhoẻn miệng cười rồi quay người lên gác, tính hỏi xem cô H mở cửa hay không. Bà lên tới nơi thì thấy phòng cô Th không có ai, dép vẫn ở bên giường nguyên 2 cái, chăn chiếu rơi lung tung dưới đất. Bà chạy vội xuống nhà bảo bọn em đi tìm cô H cùng bà. Bà Th chạy vào hướng làng, em và chị cùng nhau chạy về hướng đường Lê Văn Lương mới. Chạy mãi, qua cái khúc rẽ thì em giật mình nhận ra. Trong cái ánh trăng sáng tỏ, màu xám xám đục đục, cô H chạy trên đường, chân không dép, đầu tóc rũ rượi vẫn còn dây lịt vướng ở đuôi tóc. Đường hồi bấy giờ là đường đá, không phải là đường bê tong như bây giờ, vậy mà cô Th chân không chạy phăng phăng. Chị em la gọi, rồi chạy theo về hướng đấy, em cũng chạy theo nhưng sao cô H chạy nhanh quá. Với một người ung thư cộng thêm gầy còm như vậy, chả có lí gì lại chạy băng băng như thanh niên làng. Chị em cố lắm rồi quay lại giục em chạy nhanh, bảo không được mất dấu cô H.

 

Đến cuối ngã ba đường, thì cô H rẽ về hướng cầu Hòa Mục bây giờ. Thời đấy cầu Hòa Mục chưa xây, cạnh đấy có cái miếu từ lâu vẫn ở đấy. Em và chị mất dấu cô H, vừa chạy vừa thở hồng hộc, mồ hôi nhễ nhại, qua đoạn rẽ thì dừng lại lấy hơi. Từ xa, em và chị thấy cô H dừng lại, chậm rãi trên bờ sông, đi về phía cái miếu nọ bóng tối, trên người mặc bộ quần áo ngủ cũ kĩ. Chị em tiến tới, chậm chậm, còn em thì vẫn đứng đấy vì thực ra lúc đấy em xoắn lắm rồi, chỉ muốn về nhà đi trốn quách đi cho xong. Tới gần cái miếu, chị thấy cô H đang đứng người thẳng, mặt quay vào miếu, tóc rối bời, tay cầm cái gì đó vò vò rồi cho lên mồm. Lấy cái đèn pin trong tui ra, chị em chiếu vể hướng cô H, lúc đấy cách tầm 10 m thì thấy rõ. Mặt cô H tái dại, mắt mở to nhưng vô hồn, mồm nhoe nhoét tàn nhang, cả nhang khô lẫn nhan đã cháy dụi, tay liên hồi bới từ trong cái bát nhang ra đống tàn bỏ vào mồm nhai rau ráu như người chết đói. Chị đứng sững ra, há hốc mồm, kinh hãi. Đoạn lấy hết can đảm, chị cũng chạy vào chỗ cô H, gần tới nơi thì ngã ngửa người ra, rơi cái đèn pin bên cạnh. Lúc đấy em đứng xa nên không nhìn thấy gì vì mất cái đèn pin rồi, chỉ thấy chị em bò lùi từ phía cô H ra, mồm rên ú ớ không nên câu. Xong thấy chị bò ra đoạn xa xa thì cô H đổ vật xuống, chỉ thấy cái đống đen giật giật rồi im bặt. Đợi chị hoàn hồn 2 chị em mới chạy vô làng tìm bà Th ra. Gọi cả ông D hàng xóm dậy chạy tới mới khiêng được cô H về.

 

Tối hôm đấy 2 chị em không ngủ, lúc về em thấy mặt chị em xanh lắm, mắt lấn cấn đỏ như vừa khóc, mếu máo. Tay chị cầm cái đèn pin rọi đằng trước, nhìn vào ánh đèn cũng đủ biết là bà đang run như thế nào, ánh đèn chao chao qua cánh tay run rẩy như cầy sấy làm em hoang mang vô cùng. Bà Th với bác D đưa cô H lên tầng, còn em với chị, dù nóng nhưng vẫn lôi chăn ra trùm, người nhễ nhại mồ hôi. Chị em kể là, lúc tiến đến gần, cô H bỗng quay mặt ra, nở một nụ cười quái đản. Mắt vẫn mở to, không díu lại khi cười, mồm rộng ngoác, kẽ răng đính dầy nhang đen kịt lại, mặt toàn tro bám, lất phất tóc tơ rủ xuống mặt không được vén lên. Chị lùi ra được một quãng thì cô H dừng cười rồi ngã ra…

 

Sáng hôm sau còn khiếp nữa, cô H tỉnh dậy, răng vẫn còn lấn cấn nhang. Bà Th gặng hỏi mãi cô mới nói, bảo là buổi tối nằm mơ thấy có người đến rủ, là con gái, cao chạc cô, nói giọng Hải Dương, Nam Định. Nó bảo là đi theo nó, nó chữa bệnh cho, rồi nó còn bảo là theo nó rồi thì ăn sung mặc sướng cả đời và cả nhà con hưởng phúc cùng. Nghe thế thì cô H chạy theo ngay, đưa tay cho nó cầm, nó chạm vào, cũng vừa lúc cô chả nhớ gì hết…

 

 

 

Bà Th nghe thế, mặt tái mét, cái làn da nâu nâu của bà, nhạt hẳn đi như không còn giọt máu, nền da đồi mồi, thoáng run, bà chửi, tay chỉ vào mặt vô H : “ m.. m… con ngu… Mày không biết mày gặp ai đâu!” rồi bà về phòng, dáng tức giận lắm. Em nghe rõ tiếng mõ vang từ phòng bà ra, chầm chậm đều đều, tiếng lần tràng hạt lạch cạch, tiếng niệm kinh và tiếng nói ồm ồm, khàn khàn của bà cụ gần 70 trải dài, chậm rãi, bên trong phòng cô H ngồi yên, cúi mặt xuống thở chậm. Không gian yên ắng của buổi sáng đấy, cũng đủ làm em rợn gai ốc, gợi lại cái buổi tối ma quái đấy, buổi tối sáng trăng đi tìm người con gái bị ma nhập…

 

 

 

Cuối tuần đó nhà em chuyển đi, mẹ em về nghe chuyện xong thì tát chị em một phát như trời giáng. Chỉ mặt và nói, những chuyện như thế, không can hệ vào, mình chỉ trả tiền nhà chứ không trả tiền tính mạng, mẹ bình tĩnh lắm. Lúc bê đồ ra, mẹ ngồi trong nhà nói chuyện với bà Th hồi lâu, hai người dường như không cãi nhau về tiền nong, mà nói về chuyện gì đó, hình như sau đấy bà Th cho mẹ ở lại, vẫn giá cũ, nhưng mẹ em không ở nữa, lúc chuyến cuối cùng chuyển đi, mẹ em mới nói vọng lại vào trong nhà : “ Bà thông cảm, cháu còn đây 2 đứa con” rồi đi. Đợt đó lại là đợt nhà em chuyển đi khắp nơi, từ đầu làng tới cuối làng, nhưng nghe đâu, cô H chết rồi, chết vào một buổi sáng trên viện, người đi viếng về kể lại, lúc chết, mắt cô mở to, miệng cười…

 

 

 

Chương 2: Mục đích

 

 

Năm 2007 nhà em hoàn thành ở cuối làng, khu đền cây Quế. Cái đền đấy không biết có từ bao giờ, nhưng không phải là của dân xây nên và cũng thuộc vào diện lâu năm, thiêng thì vô cùng. Hồi mới chuyển vô nhà, chỉ có mẹ em ở đấy, còn chị em em hồi bây giờ ở bên nhà ông bô. Thời gian sau do nhà ông bô xuống cấp qua nên qua ở với mẹ và đấy là lần thứ 2 nhà em gặp chuyện kì lạ.

 

Nhà em 3 tầng như ai, oai lắm các bác ạ  tầng 1 phòng khách và bếp, tầng 2 là phòng mẹ một mình một cõi và 2 chị em cùng chung một phòng, hướng cửa sổ chính ra đền cây Quế và Dục Anh ở ngoài. Em với chị cũng xoắn ma quỉ lắm, nhưng mẹ em bảo là: “ Ở cạnh đền chùa, Không phải sợ cái gì hết “. Nói bộ em cũng tin lắm, chị cũng tin nhưng chị em bị yếu bóng vía! Có một lần đi học về, em đi câu cá bên làng cót, mẹ ra cơ quan từ sáng sớm, mỗi chị là đi học về, đi chợ rồi nấu cơm. Định bụng câu con cá về cải thiện, câu hơn 1 tiếng mà được cái con cá bé bằng cái lỗ mũi, bực mình, em bỏ về. Lúc về đến nhà thì thấy cửa nhà mở toang hoang, em vội chạy vào trong thì thấy nồi nước đang sôi, mớ rau thái dở trên thớt, cái dao rơi xõng xoài dưới đất. Cả 3 tầng nhà không thấy bóng dáng chị em đâu, mới sang nhà hàng xóm hỏi thì chị em đang ở bên đấy, thở hổn hển, mặt tím tái. Mãi sau bà ấy mới kể…

 

 

 

Lúc đang ở dưới nhà, vừa đặt nồi nước thì nghe trên nhà có tiếng nói chuyện xôn xao, to dần dần lên như ở chợ, theo phản xạ chị em chạy lên nhưng không thấy ai. Nghĩ bụng chắc nghe nhầm nhà hàng xóm, bỏ xuống nhà nấu cơm tiếp. Cái gian bếp nhà em, có cái cửa sổ thông ra ngoài vườn nhà người khác, um tùm rậm rậm, vào ban chiều nhá nhem tối, cái vườn nhìn có vẻ ghê rợn lắm. Đang thái liền tay thì chị em bất giác đưa tay lên quệt ngang trán, mặt ngửng lên nhìn ra cái cửa sổ trước mặt thì ôi thôi! Trước mặt là bóng của một người tướng to con như đàn ông, đen ngòm, hơi mờ mờ đứng yên ở đấy quay về hướng chị, chị em chết đứng, chân không nhúc nhích được. Bất thình lình cái bóng lao nhanh về phía cửa sổ nhà em thì chị em quẳng con dao ra đất rồi chạy thẳng ra cửa, không dám ngoái đầu lại, tháo nhanh cái chốt rồi chạy qua nhà bà hàng xóm kêu gào ầm ĩ cho tới lúc em về. Đấy là lần đầu chị em gặp nó, tối hôm đấy về kể với mẹ em, mẹ em mắt hơi đinh ninh rồi bảo chị em rằng nếu gặp nó lần nữa, thì niệm : “ Nam mô a di đà phật “ sẽ không sao…

 

Từ hôm đấy chị em chả dám ở nhà một mình, lần nào đi học về em cũng phải rửa bát nấu cơm cùng bà ấy, được tầm hơn một tuần gì đó thì có vẻ như bà ấy bình tĩnh lại. Vậy rồi bà ấy lại bị trêu một lần nữa, và có vẻ như lần này oái oăm lắm. Hôm đấy cả 3 mẹ con đều ở nhà, mẹ em làm việc bên phòng còn 2 chị em ăn cơm xong học bài tới khuya, nói vậy cho oai chứ em làm bài xong toàn ngồi lót truyện đọc, còn chị thì toàn nhắn tin với bạn trai. Em đọc hết đống truyện thuê hôm đấy xong, thì cũng lúc cúc lên giường chùm chăn nằm trước, còn chị vẫn ngồi trên cái bàn học đấy, leo lét ánh đèn vàng rọi sáng ở góc của căn phòng tối, u ám. Nằm trằn trọc chưa ngủ, quay đi quay lại thì nghe tiếng lạch cạch từ bàn học, rồi nghe tiếng xoảng rõ to, em mới vùng chăng trở dậy…

 

 

 

Trước mặt em là chị đang mò mẫm dưới đất, 2 mắt nước mắt chảy dòng dòng như không ra tiếng khóc. 2 tay bà liên tục mò mẫm dưới đất, đoạn quơ tay trong không trung như người mù, điên dở, sách vở bút thước rơi vương vãi quanh bàn học nhìn rất quái đản. Em hoảng quá hét toáng lên gọi mẹ, rồi nhảy xuống giường lay chị. Chị em thấy người lay thì 2 tay không quờ quạng nữa, mà túm chặt lấy tay em, giật bắn mình vì em thấy tay chị em lạnh lắm, lạ thường, mặt hướng về phía em nhưng 2 mắt đảo liên tục, mở to, vẫn khóc, nhưng không thành tiếng… Mẹ mở cửa chạy sang, mở cửa phòng em ra, thì chị em òa khóc to, mắt nhắm tịt lại rồi lại mở ra, nước mắt giàn giụa chảy xuống 2 gò má cao cao. Mẹ em hỏi làm sao, thì em cũng chả biết trả lời thế nào, chỉ biết thuật lại cái hoàn cảnh dị hợm kia thôi. Khóc suốt hơn 1 tiếng, nấc cụt, chị em mới kể lại chậm chậm, là lúc đấy đang nói nhắn tin trên điện thoại, quay ra cửa số phòng học thì thấy lóe sáng, theo phản xạ nhắm mắt lại. Nhưng đến lúc mở mắt ra thì không thấy gì, thấy đen sì như người mù, quay ra gọi em thì không thể gọi được, như người bị khàn đặc, không nói ra tiếng, như có người bóp cổ…

 

 

 

Mẹ có vẻ lo lắng.

 

Tối hôm đấy 3 mẹ con ngủ với nhau. Sáng hôm sau trước khi đi học, mẹ có nói với chị em rằng hôm qua chị em bị ma che mắt và chặn họng làm không nhìn thấy gì và không nói được, mẹ em bảo là nếu gặp ngoài đời thật thì vô số người bị chết vì ngã xuống ao hồ, hoặc có người hỏa hoạn cháy nhà không la được, mai hôm qua chị em ở nhà, nhưng em vẫn đinh ninh vì sao nó lại che mắt chị em, chả lẽ chỉ để trêu đùa? Mẹ em còn bảo là, nếu như gặp nó trong mơ, nó sẽ che mắt mình để mình nhìn ra toàn những khung cảnh tuyệt đẹp, từ đó nó sẽ tìm đường để nhập vào xác chủ. Chị em mặt tái mét, hôm đấy bà ấy như người mất hồn, bỏ cả ăn sáng, ngồi học ngơ ra như ngỗng…

 

Nhà em tối đấy ăn cơm muộn, mãi 11 giờ mới ăn. Mẹ lấy lưng bát, ăn rất chậm và toàn nhìn chị em, chị em chả ăn được mấy, được lưng cơm thì ngồi ủ rũ. Em rửa bát, mẹ bảo chị là lên nhà ngủ trước đi, rồi mai lên chùa lấy là bùa về phòng thân. Chị em sợ ở một mình lắm, nhưng mẹ bảo phòng của mẹ thì an tâm, không sợ ma quỉ gì hết thì chị mới dám lên. Chị lên một lát thì mẹ nói chuyện với em, mẹ bảo rằng chị em vía rất yếu, ngày xưa hồi còn nhỏ đi xem cúng bái ở Lạng Sơn, chị đã từng bị nhập rồi nói lảm nhảm. Đang kể đến đấy thì chị em hét toáng lên rồi chạy xuống nhà, dáng điệu cuống cuồng mặt mếu máo khóc, nói :” Phòng mẹ… giường giường… “

 

 

 

 

Lúc lên nhà, chị em bật ngọn đèn ngủ lên nằm trước, lúc đấy trời mùa hè cũng không đắp chăn gì cả. Đang thiu thiu ngủ thì tự dưng thấy lạnh sống lưng, có tiếng thở dài nằng nặng trong phòng, nhưng rất mơ hồ, vì lúc đó sắp vào giấc nên chị em cũng chả để ý nữa. Một thoáng bỗng thấy có tiếng cửa đẩy ra, cái phần giường bên cạnh mẹ với em nằm tối qua, như lún xuống, chị em nghĩ là em lên ngủ, kệ. Nhưng chị em ngủ có cái tật ngủ hay gác chân, mà cứ em ngủ cùng là gác. Lúc đấy cũng không ngoại lệ, sau khi giường lún xuống thì chị em bỏ chân qua gác. Cái chân để hụt, thõng xuống giường, chị em mới giật mình nhìn ra bên cạnh không có ai mà phía bên kia giường, có cái bóng đen xì đứng sững ra ở đấy, chả còn biết trời đất đâu nữa, chỉ em lăn xuống giường, lồm cồm bò dậy rồi lao xuống nhà, giữa lúc em và mẹ đang nói chuyện, về cái vía của chị.

 

Đoạn mẹ lên phòng đứng một lát, rồi xuống nhà, lấy dầu gió xoa vào 2 thái dương chị. Nhìn mặt mẹ đăm chiêu lắm, rõ cả những nếp chân chim nơi khóe mắt. Sau một tiếng thở dài đằng đẵng, tưởng như không dứt, bà mới bảo.

 

 

 

“ Hồi mẹ ở đây một mình, mẹ cũng gặp chuyện như con Huyền. Nhưng mẹ biết nó muốn gì, và mẹ cũng chả sợ ma quỉ, nó chỉ là phần hồn của cái các chết đàn ông quanh đây và dường như nó muốn đem mẹ hoặc chị đi. Mẹ từng gặp nó trong đêm, nó đứng ở đầu giường nhìn mẹ nhưng mẹ nói lại với nó rằng nó không hại được mẹ đâu, vì số mẹ còn cao, vía mẹ nặng lắm, rồi từ đợt đấy nó biến mất, đến lúc mà các con chuyển về…”

 

 

 

Em nghe xong nuốt nước bọt cái ực, chị em thì dừng khóc hồi lâu, bấy giờ lại sụt sịt khóc tiếp. Mẹ em lấy làm buồn lắm nhưng mẹ nói : “ Nhà mình phải cái điều này, do mẹ không muốn làm các con sợ mà không ở với mẹ. Có lẽ mai mẹ phải làm cái bàn thờ… “ Nói đến đấy em mới chợt nhận ra, nhà em đúng là không có bàn thờ thật! Sáng sớm 3 mẹ con em lên chùa Trung Kính, hái lá thị, cúng bái trong chùa rồi nói chuyện với ni cô, xin một thẻ bùa đốt rồi hòa tro với nước lọc cho chị uống. Rồi cũng xin bát hương trên chùa về đặt ở góc nhà, lâu lâu cắm nén nhang làm nghi ngút khói ở phòng mẹ. Kể từ bữa đấy, chị em cũng bớt xanh xao, mà không còn gặp lại cái bóng kia nữa. Nhưng mẹ vẫn kể là mẹ gặp nó, nó vẫn hay đứng ngoài cửa nhìn mẹ, đôi lúc đi lại trước đầu giường…

 

 

 

Năm 2009, mẹ em lấy dượng. Dượng em đến nhà chơi lần đầu, hôm đấy không có em. Dượng nói rằng lúc đặt chân vào nhà, có cơn gió rất to trong nhà, cửa kính kêu răng rắc, giấy tờ của mẹ em bay lung tung, nén nhanh căm ở bát hương tắt từ bao giờ, bỗng rực đỏ lên, không khói, rồi tắt phụt… Mẹ em bảo, đó là lúc người đàn ông kia biết rằng, cái chốn đấy không còn thuộc về nó nữa…

 

Phần 4: Đòi nợ

“Ở trên trần gian này – cõi người, giết người thì đền mạng.

 

Nhưng ở một cõi khác tồn tại song song với chung ta bây giờ, cứu người mới phải đền mạng…”

 

 

 

Chương 1: Mắc nợ cõi âm

Nhấp chén trà xanh pha nhạt nhạt, hút điếu thuốc một hơi dài, anh ho sằng sặc. Tiếng lạo xạo vang lên từ cổ họng, như trong đấy có cả một thế giới của đờm.

 

Năm 2009, ông H từ Cửa Ông, thuộc tỉnh Quảnh Ninh lên nhà em chữa bệnh. Dưới đấy, trạm xá chẩn đoán cho anh là bị ho lao, rồi uống thuốc mãi không khỏi, hơn 3 tuần giời nhà mới cất công tìm lên Hà Nội. Ông H là con của cụ ngoại, trên chiếu mẹ, nhà cũng có họ hàng nhưng cũng ít gặp mặt vì 2 bên ở khác nơi nhau, nhưng đã là cùng họ, thì một giọt máu đào con hơn ao nước lã. Lên Hà Nội chả có ai thân quen, có mỗi mẹ em nên ông H đánh xe vào xin tĩnh dưỡng rồi chờ xem bệnh tình thế nào, dồn tiền chạy chữa cho khỏi. Nhà cũng nghèo, bác chả mang lên cái gì ngoài mấy bộ quần áo, đồ đạc linh tinh, cùng với 2 con gà gọi là có quà cho chị em thi đại học năm đấy cùng bà K vợ của bác. Bà K tính tình hiền lành chất phác như cục đất, chăm chỉ tần tảo mà trọn đạo với nhà chồng nên mẹ em quí lắm, và có phần tôn trọng bà rất nhiều. Tối hôm đấy giết con gà, luộc, chặt xong xuôi hết thẩy, cả nhà ngồi vào mâm thì cũng là lúc bác H vào cơn ho nặng, ho như lấy được, ho không kịp thở, mặt mũi tím ngắt lại, cổ nổi đầy gân nhìn rất ghê sợ. Đang ngồi trên ghế, cơn ho gập người bác lại, vật xuống đất, co quắp như con chó bị người ta cầm roi dọa. Nhìn cái cảnh đấy, em và chị không cầm được nước mắt, vội vàng cùng mẹ và bà K người thì vỗ lưng, người thì dìu vào nhà vệ sinh…

 

 

 

Bữa cơm lúc sau đấy, ông H ngồi cùng bàn nhưng ăn riêng vì mẹ em lo rằng lây bệnh. Tối hôm đấy ông H ngủ dưới tầng 1 cùng bà K, mẹ em chuẩn bị cho họ một bộ đệm, chiếu trúc và cái quạt. Tối hôm đấy trời hơi oi oi, cuối hè, mẹ em vừa mới lên nhà, bà K còn ở trong bếp thì ông H đã bỏ ra ngoài đình, tìm chỗ hút thuốc. Đúng chết không chừa, em và chị phải chạy ra kì kèo mãi ông mới về. Về đến nhà mẹ em với bà K đợi sẵn ở trong phòng khách, mặt buồn rầu lắm. Mẹ em có khuyên ông là bệnh tình thế này, ông phải giữ gìn, còn vợ con… Nhưng ông H tuyên bố một câu xanh rờn : “ Khỏi cứu” mẹ em nghe thấy thế thì ra vẻ tức, nhưng ông H nói luôn : “ Thực ra có chuyện này tao muốn nói với mày từ lâu rồi, tại mày không về quê nên tao chưa có dịp nói, giờ mày lớn rồi mày phải biết để còn tránh.” Mặt ông nhăn lại khi nói điều đấy, ánh mắt nhìn mẹ em buồn lắm, xa xăm. Khuôn mặt của người đàn ông ngoài 60 nhưng già cỗi, đầy vết nhăn, tóc hoa râm đã nửa đầu. Mẹ em nghe thế thì bảo em với chị lên gác, nhưng ông H bảo :” 2 đứa nó lớn rồi, cứ ngồi đây đi, tao kể luôn có gì đâu mà phải giấu.” rồi ông thở hắt, hung hắng ho, giọng khàn khàn, chậm rãi…

 

Cụ G – tức là bố của ông H, đã mất nhiều năm trước khi em sinh ra. Ông là người thanh cao, tài hoa, đức độ, có tài chữa bệnh cứu người và xem bói. Cụ ở làng Vĩ thuộc Cửa Ông ngày trước, làng trên làng dưới, ai cũng biết tiếng cụ xem bói hay. Cụ hay xem mùa màng, bệnh tật, gia đình, ai thấy đúng thì gửi cụ con cá, ổ trứng hay mớ rau, củ su hào. Cụ lấy đấy làm mừng lắm, vì thế mà chả mấy chốc nhà cũng có của ăn của để. Rồi đến một ngày, trưởng thị xã có thằng con, tên Y vừa tròn 18 tuổi, thời đó có đợt tuyển quân đi bộ đội, lão lo cho thằng con lắm, tính xem số chỗ cụ em. Hôm đấy lão đến nhà giữa trưa, dắt theo thằng con, mặt nhìn bặm trợn như thằng đầu đường xó chợ rồi đưa lời nhờ cụ em xem số. Cụ em vui vẻ nhận lời, rồi bảo lão chờ ngoài hiên, cụ vào thắp nén nhang rồi ra ngoài ngồi lên chõng, thằng Y cũng rón rén ngồi lên thành chõng đối diện với cũ, nhìn mặt ra vẻ hăm hở lắm, trái ngược với bố nó thì đăm chiêu, lo lắng lắm, 2 bàn tay xoa xoa vào nhau liên hồi, miệng chép chép. Ông H đứng trong nhà nhìn ra phía cụ, trưa nắng, mặt trời qua thiên đỉnh, cụ giở tay thằng Y ra, đưa ra ngoài nắng, nhìn một lát rồi bỗng cụ hỏi nó ngay rằng : “ Mày từ bé đến lớn, có nợ ai không? Sao tay mày bị xóa đường sống? “ Thằng Y mặt tái dại, ngồi im như bị nói trúng tim đen, lão xã trưởng thì trố mắt nhìn cụ rồi gặng hỏi : “ Sao? Mày làm cái gì, không làm sao thầy G lại nói mày thế?”. Thằng Y vẫn như thằng trộm bị vạch mặt, mồ hôi vã ra như tắm, miệng lúng búng. Cụ thở dài, rồi quay mặt đi, đoạn bỏ chân xuống chõng, xỏ dép rồi quay người tính bỏ vào nhà. Lão xã trưởng túm tay cụ, giọng mếu máo : “ Thầy làm phước, thầy ơi, con con nó bị làm sao, thì con chết mất, cả nhà con có mỗi nó chống gậy…”

 

Cụ nghĩ hồi đăm chiêu lắm, thằng Y đứng yên từ bao giờ, mặt cúi gằm, tay nắm chặt. Vỗ tay lên chán cái bốp, nói với thằng Y : “ Nội trong tuần nước sau, mày không được bén mảng đến nhà chứa xã, tao chỉ nói vậy, còn lại là việc mày, sau này có gì xảy ra, thì mày và bố mày đừng quên tao.” Lão xã trưởng gật đầu lia lịa, quay lại mắng thằng Y dằn mặt rồi kính cẩn chào cụ ra về, lúc về không quên gửi lại cụ túi tiền, nhưng cụ bảo ông H đem ra gửi lại. Ông H chỉ thấy lúc lão xã trưởng nhận tiền, miệng cười tươi, đi về cuối xã ra vẻ thích thú lắm, vì lão đã tránh được cái họa cho thằng con lão, cái họa mà đáng lẽ ra, thằng Y phải gánh!

 

Cái nhà chứa của xã, trong đấy chứa nhiều thứ, giấy tờ, kho thuốc, cả gạo trên tỉnh chuyển về cứu đói, đồ cúng bái, lễ tế hàng năm, hàng kì, đều chuyển vào trong đó hết. Khá to, mái ngói đỏ có hình con rồng hai bên, cột chống bằng gỗ chắc nịch, cửa giả cẩn thận. Có đợt gạo cả làng tích từ hợp tác xã trong đấy, bị trộm phá cửa, khuân sạch trong đêm, từ đấy làng cắt cử người canh nhà chứa, hàng đêm, trên có cái chuông, hễ có động là rung chuông đủ cho cả xã nghe thấy. Tuần nước đấy, cái nhà chứa cháy lớn! Tiếng chung rung vang cả xã, không đều, có phần loáng choáng. Cả làng đổ ra dập lửa, đám cháy to ngùn ngụt, bốc lên ào ào cao quá ngọn cây, sang cả nhà bên cạnh. Ai nấy cũng sững sờ, bố con lão xã trưởng đứng trước đám người, nhìn đám cháy mắt trố ra. Đang định hô đi lấy nước, thì có tiếng gào thét thống thiết từ trong vang ra, tiếng nghe thảm hại, mà ré lên ghê rợn khiến ai nấy cũng bàng hoàng. Từ trong đám lức, có bóng người, chạy từ bên trong ra, cả người bốc cháy ngụt lửa, được vài bước khỏi cửa thì chậm lại, ngã rạp ra sân trước sự bàng hoàng của mọi người, tay người đó xèo ra năm ngón, choãi thẳng về phía bố con nhà lão xã trưởng. Thằng Y đứng đằng sau mặt tím ngắt, ánh mắt nó long lánh nước anh lên trước biển lửa trước mặt, còn bố nó, đứng đấy 2 tay dang ra, cản mọi người không cho lại gần. Có người cam đoan, lúc đấy, lão nhoẻn miệng cười…

 

Cụ không tham gia vào cái đêm đấy, cụ đóng cửa chặt không cho ai ra khỏi nhà, chỉ mở cái cửa số hướng ra đám cháy, vàng rực cả một mảng trời đêm. Lúc nghe tiếng rú, cụ sững người, chép miệng, tay đập xuống ghế rõ mạnh rồi quay ra bàn thờ thắp hương, vừa thắp vừa dập đầu lạy, khấn bái. Tiếng hò hét, tiếng rú, ánh lửa cháy vàng rực hắt vào nhà sáng trưng cả nền đất, mùi hương khói khắp phòng, tiếng cụ dập đầu, tiếng cấu khấn lẩm bẩm, tạo nên cái không gian quái gở, mà ông H không thể quên được. Ông đứng trước cửa sổ nhìn về phía nhà chứa, vẫn cháy, như điên cuồng, ác nghiệt.

 

Tối muộn hôm đấy, tầm 2 3 giờ sáng thì đám được dập, có người qua nhà đập cửa bảo cụ lên trên nhà lão xã trưởng có việc gấp. Lúc đấy trời bỗng đổ mưa to, sấm chớp ầm ầm, nhưng cụ vẫn mặc áo mưa, đội cái nón lên đầu, xỏ đôi guốc gỗ rồi vội vàng đi trong đêm, để cửa đấy.

 

Và lúc cụ về, mặt cụ tái mét, đứng như trời trồng trước cửa, thở hổn hển. Hỏi cụ không nói, chào cụ cũng không thưa, lẳng lặng cởi áo mưa, mặc nguyên bộ quần áo nâu sờn đã thấm nước, đứng trước bàn thờ mặt mếu máo. Mãi sau này khi có nhiều chuyện xảy ra, cụ mới kể lại…

 

Đêm đấy cụ không lên nhà xã trưởng, đi trên đường từ làng lên thị xã, có đoạn phải đi qua con đường cũ, 2 bên là ruộng lúa, và rặng tre. Trời tối mịt mù, mưa tầm tã, một mình trên con đường tối, cụ cắm đầu đi trong đêm, rặng tre bên đường xào xạc quật qua quật lại. Đi gần đến cuối đường, có đoạn dốc lên đê, thì có tiếng sấm nổ ngang trời, sáng trưng cả mặt đất, bất giác ngửng đầu lên thì bàng hoàng thay!

 

Trước mặt cụ là một người đứng trên đê, cao to đầu đội mũ rơm, mặc áo lá rơm tua tủa. Bên dưới cái nón, là một khoảng không đen sì lộ rõ 2 con mắt và cái miệng sáng quắc đang nhìn cụ ngấu nghiến. Chưa kịp hoàn hồn thì có giọng nói vang lên từ phía người kia, ồm ồm, trầm trầm như tiếng sấm, vang tai nhức óc làm cụ choáng váng !

 

“ Ngươi quá to gan, cướp người khỏi luật giời! Nợ mạng, thì phải đền mạng! Rồi ta sẽ còn gặp nhau dài , mới tối nay thôi, ngươi đã mang thêm tội với một người!”

 

Cụ ngã xõng xoài ra đất, miệng ấp úng, hai tay cào cào trên nên đất. Thoáng chớp nháy lên, người kia biến mất, để lại cụ trên con đường tối, ngơ ngác, kinh sợ, hốt hoảng quay đầu bỏ chạy về phía làng Vĩ. Trời vẫn mưa tầm tã, căn nhà cháy đen, cái xác nằm dưới sân đắp chiếu, lạnh ngắt…

 

Chương 2: Đòi nợ – trả nợ – và đòi nợ…

 

 

Đoạn I: Đòi nợ.

 

 

Một đêm khó ngủ, ngoài trời mưa tầm tã, sấm kêu rả rích, rục rịch từ đằng xa trên bầu trời đêm, như lục đục kéo nhau về ổ, lâu lâu ngoảng lại cười vang sáng rực cả bầu trời. Cụ nằm trên giường quay mặt vào tường, thở đều đều, lâu lâu chép miệng rồi co người vào, cụ bà thấy vậy tỏ vẻ nghi ngờ nhưng không hỏi, mà để cho cụ nghỉ…

 

 

 

Sáng hôm sau, bên căn nhà cháy có tiếng gào khóc thống thiết, vọng cả về phía nhà cụ. Đứng ở trên sân thượng, ông H cũng thấy chật ních bà con làng xóm túm tụm lại quanh một người đàn bà vật lên vật xuống bên cái xác cháy đen, thò ra cái tay đã mủn tro, chỗ đỏ chỗ đen dưới lớp chiếu cũ. Đấy là bà V, là người của làng, chồng mất trong chiến tranh, còn mình bà ở lại trồng rau nuôi thằng Đ. Nó cũng mới đầy 18, thuộc diện đi lính của làng nhưng nó khác thằng Y, hăm hở lắm và quyết tâm diệt giặc để trả thù cho cha nó. Bà V mất con như người điên dại khóc cả buổi sáng ròng rã, quằn quại, tóc tai rối bời, nước mắt chảy tràn trên mặt người đàn bà góa chồng tần tảo, lẫn cả bùn đất, sỏi đá li ti trên mặt. Nhìn cái cảnh đấy, ai làm phận cha mẹ cũng không khỏi xót xa mà ứa nước mắt.

 

 

 

Bà ngất lúc gần về trưa, mọi người can ngăn bà ra, đàn ông trai tráng xốc nách bà lúc bà đã mệt lử, mắt dại đi, nước mắt khô thành lớp bóng lên trên da bà dưới ánh nắng chói chang, chân bà khụy xuống. Người ta chuyển bà đến, trạm y tế xã thì cụ đi theo cùng dòng người. Đặt bà V xuống liền lúc cụ nhận trách nhiệm chăm sóc cho bà V khỏi bệnh rồi bảo với mọi người về hết đi, để bà V tĩnh dưỡng, và bảo người làng nhắn với ông xã trưởng là, tiền thuốc thang ông ấy phải chịu. Ai hỏi thì cụ bảo là cứ bảo cụ G bảo nó thế, không cần biết. Ấy vậy mà không những có tiền thuốc, cụ còn được thêm ít đường với thịt, rau…

 

 

 

Tuần đấy là tuần nước lên, Cửa Ông là vùng ven biển, nên dân làng hay có kiểu tính thời gian theo tuần nước, cứ sơ 7 ngày là nước lên, còn 7 ngày sau nước xuống, tính thế cũng là dân hay đi tắm, biết cao thấp để bơi đỡ dẫm phải hà khi nước xuống. Bà V đã nằm mê mệt được 2 hôm từ vụ cháy, cụ cũng ở miết trên trạm xá mà không về nhà, chỉ có cụ bà là mang cơm tới cho cụ thường xuyên, ngày chặp 3 lần đôi lúc cụ có chuyện thì cụ bà ở lại trạm xá cho cụ đi ra ngoài. Một lần cụ đi vào nhà xã trưởng có việc, cụ bà ở lại trông, luc về thấy cụ bà đứng ngoài cửa trạm xá, mặt xanh xao cụ mới hỏi thì cụ bà bảo, lúc nãy vừa quay mặt đi, lúc quay lại thì thấy bà V đang mở trừng mắt nhìn về phía cụ. Mắt đỏ ngầu, như muốn ăn tươi nuốt sống cụ. Cụ ông vào trong nhà thì thấy bà V vẫn nằm im như lúc cụ đi, bảo cụ bà là cứ hoang tưởng, nghe mấy con mụ ở chợ nó bàn tán rồi sinh ra nghĩ này nọ.

 

 

 

Cụ biết chứ, cụ biết thừa là cụ bà nói thật, và cụ còn biết, đấy không phải là một trò đùa của ai đó. Tuần đấy, làng có thêm một đám ma nữa…

 

 

 

Lão xã trưởng từ hôm đấy, ngoài lúc đưa đồ cho cụ, thì bặt tăm, không bén mảng qua cái trạm xá cho hay. Người làng ai cũng bảo lão là thằng vô tâm, dân làng có chuyện mà không đến chia sẻ, cảm thông, kể cho cụ thì cụ chỉ cúi mặt rồi lắc đầu. Tối đấy dân quân về làng chơi, họ về làng để thêm ít lương thực, cho binh lính nghỉ ngơi, và cũng tiện thể giáp mặt trai làng, cho trai làng thêm phần hăm hở ra chiến trường qua lời kể của các anh bộ đội dù chưa từng ra trận. Xã trưởng là người đặc biệt, lão phải có mặt trong cái tối đấy đón đoàn xe về làng. Lão với thằng con đạp cái xe đạp Liên Xô đi từ chặp tối, ông H cũng theo vài người trong làng lên huyện. Tiếng cười nói vang vang chíu chít trên đường làng đang độ, gió biển lùa vào quện với mùi đất, thơm đặc trưng, mằn mặn mà khoan khoái ra trò…

 

 

 

Cái đường cho bộ đội vào là con đường chạy thẳng vào giữa huyện, hai bên phần là ruộng rau, phần là nghĩa địa chi chít những mộ. Ai cũng náo nức, hăm hở, cầm cờ đỏ sao vàng quẫy rợp dưới ánh đèn vàng trải thẫm trên còn đường đất. Hiếm có khi nào mà nơi đây xôm như vậy, ông H vui lắm, hòa cùng niềm vui của mọi người, ông chen lên trên gần đầu hàng người, xa xa mấy ngôi mộ thấp thoáng. Đối diện hàng bên kia đường là xã trưởng cũng cầm cờ đỏ sao vàng, mặc bộ áo nâu xanh sờn rách, túi thủng không khâu, cái mũ cối lấp lánh ánh ngôi sao vàng bên trên khuôn mặt hoan hỉ sao mà oai thế, biết bao nhiêu trai tráng mong khoác được bộ áo như lão, trong đấy, có cả anh Đ nữa. Nghĩ đoạn ông H chép miệng cái tạch, quay ra nhìn về phía xa xe đang chạy vào làng xình xịch. Đám đông im bặt, ông H trố mắt, lão xã trưởng đang ngoái đầu ra nhìn, cuối hàng, cờ quạt vẫn khua…

 

 

 

Trước ánh đèn của chiếc xe tải chở bộ đội, là 2 bóng người đang lao ra từ phía bãi tha ma của huyện, theo sao là thằng Y con ông xã trưởng, dáng người thẳng đứng, mặt nhìn về phía trước hướng nó chạy, mặc nhiên không để ý đến chiếc xe đang lao tới, trước nó là một người cao chạc như nó, đen xì, dắt tay nó chạy đằng trước, phảng phất trong gió là cái gì đó bay lơ quơ, như tro! Cái bóng đen kéo thằng Y ra giữa đường thì thả tay, nhảy vào bụi mía trước mặt rồi biến mất bí ẩn, không làm động mía, lão xã trưởng chỉ kịp kêu ré lên : “ Làng nước ơi… “ tiếng xe phanh gấp lại, tiếng thịt người kẹp cuốn vào bánh xe, kéo lê đi trên nền đất kêu lẹp nhẹp, tiếng xương gãy răng rắc giòn tan đến rợn người, chiếc xe chầm chậm rồi dừng hẳn trước cổng huyện, trước ánh mắt của bà con, còn đang kinh hãi mắt nhìn vào mớ thịt kẹp nát dưới bánh xe. Thằng Y bị đâm, một bánh chèn qua đầu nó, não phọt ra lề đường, bánh kia quấn vào chân nó rồi lôi đi làm máu thịt bết bát, tạo thành một vệt dài trên con đường đất nào da nào xương. Mình nó còn nguyên, riêng từ thắt lưng chở xuống là nát bấy, lòi cả xương trắng ởn, còn cả phần chân văng ra bên lề đường, bàn chân dính với cổ chân bởi ít da và gân, lủng là lủng lẳng.

 

 

 

Tiếng nôn ọe, hét, kêu gào đinh tai nhức óc, tiếng bộ đội trên xe nháo nhác bàn tán. Ông tài xế vẫn đang ngồi trê xe, máu bắn lên lên cửa kính trước mặt ông. Xã trưởng há hốc mồm như còn chưa tin chuyện, loạng choạng nhấc từng bước tới bên cái xác nát bấy, mồm ú ớ sằng sặc. Đúng cái áo trắng phau của thằng Y, ông H nhìn thấy lúc đang trên đường lên huyện mà nó mặc, giờ đã đỏ sẫm lại, cái màu đỏ của máu khiến ông H bịt mồm ngây ngây buồn nôn. Lão xã trưởng rú lên một tiếng A .. a… kéo dài vang vọng cả bầu trời, rồi đổ vật ra, bọt mép chảy ra ướt nhẹp 2 cửa miệng…

 

 

 

Cái xác kéo lê một đoạn dài chừng hơn 10 thước, không còn nhận hình người nữa, còn mỗi khúc giữa nằm trong gầm xe, bộ đội nhảy xuống lấy họng súng cho vào khểu ra. Máu liên tục chảy ra từ phần đầu bị dập nát, bê bết tóc nhìn như đầu bút lông chấm mực, ai nhìn thấy yếu tim cũng phát buồn nôn. Đám đông nghịt nãy giờ đã tan, còn lại một nhúm toàn đàn ông xúm quanh cái xe vận tải. Xem đến đấy thì ông H đang đóng tượng, bị đẩy ra, bộ đội bảo trẻ con không được xem nữa, ông cũng về luôn vì chả còn gì cả. Kinh hãi đủ rồi. Về thuật lại cho cụ nghe, cụ vã hết mồ hôi, răng nghiến ken két và nhau, tay nắm chặt, vịn miếng vải hai bên đầu gối. Cụ bảo cụ bà đưa ông H về nhà, thắp hương cũng bái cẩn thận rồi ra đây trông bà V, cho cụ về Khấn. Đêm đấy trong làng bàn tán xôn xao lắm, ai cũng biết chuyện thằng Y bị xe bộ đội cán chết, vài người biết chuyện còn thêm vào là thằng Y bị ma dắt đi, có người còn nói là thằng dắt nó là cái xác thằng Đ bị chết cháy, đắp chiếu vẫn còn đang niệm, chưa chôn cất, ai nghe cũng thấy rờn rợn, cái nhà bị cháy vẫn im lìm từ hôm đấy.

 

 

Đoạn 2: Quỵt nợ.

 

 

Ông HÙng kể đến đấy thì thở dài, khoanh chân trên ghế đoạn nói tiếp, giọng khò khè : “ Hồi đấy tao cũng suýt chết, cũng may là chưa phải số…”

 

“ Hừm…”

 

 

 

Vụ tai nản xảy ra đã hơn một ngày trời, cái xác nát bươm đã được quấn chiếu mang đi, mảng da thịt vương vãi ở đường, phần thì xúc đi, phần thì được nhặt cho vào lọ, có mảng sọ bị văng ra trôi xuống mương vướng theo ít não, đỏ lòm cả một khoảng mương. Lão xã trưởng bất tỉnh nhân sự nằm trên trạm xá huyện, được bác sĩ chăm coi riêng, cái xe đạp Liên Xô dựng trước cửa.

 

 

 

Quên mất không nói các bác là nhà cụ em, ngoài ông H còn 3 bà nữa. Ông H là con út, được 2 cụ cưng chiều lắm, từ bé đã được ăn ngon hơn người khác, chăm chút, dạy bảo ra trò. Tối hôm tai nạn, cúng xong thì cụ gọi ông H vào chửi té tát, 3 bà ở gian trong nghe mà rung cầm cập. Cụ còn bảo : “ Từ giờ trở đi tao cấm mày bước chân ra khỏi nhà vào ban đêm! Mày nghe rõ chưa? Mày có muốn như thằng Y không hả, mày trả lời cho tao nghe…” vừa mắng cụ vừa cầm cái roi tre quất vào mạng sườn ông H, tay véo tai, tay quất lia lịa. Ông H bật khóc mếu máo, mấy hồi thì cụ ngưng, mặt nhăn vào bảo : “ Tao có mỗi mày, mày mà có mệnh hệ gì thì tao với mẹ mày chết mất con ạ” giọng cụ mếu máo. Bóng tối ngoài sân vẫn lởn vởn, gió hiu hiu nhẹ xào xác đám lá cau trên cao, như ai đang dõi mắt nhìn cảnh dạy con…

 

 

 

Nhà ông có cái giếng to, bên cạnh có cây cau to, cao vút năm nào cũng cho quả, mà có ăn đâu, đem bán lấy vài hào, trước còn sống thì cụ cố ăn, giờ chả ai ăn nữa. Tuần đấy nước xuống, đêm xuống trời oi bức ngột ngạt, cụ khiêng cái chõng trong nhà ra nằm ngoài hiên trạm xá nằm phe phẩy quạt. Nhâm nhi li trà, châm điếu hút phì phèo. Bà V nằm đã được ngót hơn 5 hôm, nghĩ lại những chuyện vừa xảy ra, cụ đang nằm bỗng chống dậy, lấy tay kéo khay ấm chén đang có chén trà nóng hổi vào bên chõng. Cụ xoay người rót trà lên cốc, đoạn tính nhâm nhi cho minh mẫn. Bỗng có cơn gió thôi qua, chén trà nóng hổi trên tay cụ khẽ vang tiếng “ tách” nhìn kĩ dưới ánh đèn trạm xá tờ mờ thấy đường nứt chạy tứ ngón tay trỏ đang tì vào thành chén xuống. Cụ ném văng chén trà rồi bỏ chân cuống cuồng tìm dép, đạp cả vào tách trà nóng đổ ra chân. Không dép, cụ hối hả chạy về trong đêm.

 

 

 

Đêm đấy trời không trăng nhiều mây, đường quê tối om vang tiếng cụ chạy thở hổn hển, chân lạch bạch chên nền đất lẫn sỏi đá gồ ghề. Chạy đến cửa gần đến cửa, qua khe cửa, cụ thấy trong cửa nhà mở toang, cây đèn dầu trên cửa sổ vẫn leo lắt, mở cửa sông vào thì cụ giật mình. Trước mặt cụ là một cái một người đen xì đang trèo lên thành giếng, tay người đó dắt theo ông H đi đằng sau, mặt ông H như người mất hồn, miệng luôn lẩm bẩm điều gì đó, cụ lao đến thì người kia nhảy luôn xuống giếng, kéo theo ông H từ ngoài giếng rơi vào trong. Bất giác tiếng ông H hét toáng lên, cụ lao tới chộp lấy chân ông H, mồm gọi toang cả nhà dậy. Người ông H nhỏ nhỏ, mà lúc đấy cảm tưởng như đang kéo đá tảng từ dưới giếng lên, tay cụ nổi đầy gân guốc, mặt đỏ ửng lên nín thở. Cụ bà chạy ra hiên, thì bỗng ông H nhẹ tênh, cụ ngã kéo ông H lên như hụt sức, ngã ra đất thở hồng hộc như con trâu vừa cày ruộng dài. Ông H nằm bên cạnh cụ, khóc tu tu, mồm miệng run bần bập, răng lợi đập vào nhau rung cầm cập, mặt tái mét. Ông H kể lại, lúc đang ngủ trong nhà thì nhìn thấy cụ đi vào gian trong, nhìn ông H rồi đưa tay ra vẻ như bảo ông cầm tay cụ. Cầm vào thì thấy người choáng váng, mắt mũi tối sầm lại không nhớ gì hết. Đến lúc mở mắt ra thì người đang ở trong giếng, trước mặt là một người đen gì, nhìn rõ cái tròng mắt sáng quắc và hàm răng trắng ơn ởn đang bám chặt vào tay ông kéo xuống, nửa người đó đã ngâm trong nước, nửa người còn lại cố choãi lên kéo ông H… Lúc soi đèn vào cổ tay ông H tối hôm đấy, thấy nhem nhuốm tàn tro, có mùi hôi thối, khó ngửi đến buồn mửa. Cụ ôm ông H chặt vào lòng, vuốt tóc, cụ bà nghe kể thế thì khóc, rồi than vãn, cái nhà bị ma ám, nó đòi mang con mình đi, cụ ông thở dài, chép miệng liên hồi…

 

 

 

Đoạn 3: Đòi nợ. Khất nợ.

 

 

Tối hôm đấy cụ với cụ bà ngồi nói chuyện, cụ bà khóc thút thít. Ông H nghe loáng thoáng thấy cụ ông nói gì đấy về chuyện thằng Y, rồi ý rằng nếu cứ tình hình này thì thôi chuyển sang làng khác sống là tốt nhất. Cụ bà đang khóc chỉ gật đầu rồi lại bưng mặt khóc, tay quệt nước mắt đều đều, đều đều…

 

 

 

Hôm sau, từ sáng sớm cụ lên trạm xá thăm bà V, hàng ngày cụ vẫn mớm cháo cho bà, càng ngày bà càng gầy rộc đi, mặt xanh xao, bủng beo như lá chuối cuối mùa. Chuyện tối qua còn chưa dứt, thì có tin báo về làng ngay trưa hôm đấy. Rằng lão xã trưởng mới chết sáng nay, người ta đi làm đồng từ tờ mờ sáng nghe tiếng lão ú ớ khục khặc trong trạm xá, bác sĩ mở cửa vào thì đã thấy lão ngồi ở trong góc tường, đầu gục xuống chân tay buông thõng. Qanh cổ lằn lên hình hai bàn tay, bê bết tro bám quanh, giường chiếu xộc xệch như vật lộn, lão chết lưỡi thè ra tím ngắt, mặt trắng bệch, mắt mở trừng trừng thần sắc kinh hãi. Cụ nghe truyện xong đứng im, có tiếng nuốt nước bọt từ cổ họng cụ vang ra, ông H đứng dưới đất, kéo kéo áo cụ mãi cụ mới định thần, vội dắt tay ông H về. Chiều hôm đấy cụ về làng, để cụ bà lên trạm xá trông bà V còn cụ về nhà. Đến nhá nhem tối thì cụ lên trạm xá, ông H cũng đi theo cụ lên cùng.

 

 

 

Lúc đấy trời rất oi, ếch nhái kêu ộp oạp bên ngoài phía bên kia đường đối diện trạm xá. Ri rỉ tiếng dế kêu râm rân nghe vui vui, tiếng người trong làng nói chuyện xôn xao, một buổi tối hè đặc trưng nơi miền quê nghèo đói. 3 người ăn cơm trên trạm xá, để 3 bà ở nhà ăn cơm một mình. Cụ bảo tối nay ông H ngủ cùng cụ, còn cụ bà ăn cơm xong thì tí về trông 3 bà. Đang dở bát thì trời đổ cơn mưa to, mưa như trút nước, kèm theo sấm chốc lát lại vang lên chát chúa, cơn mưa dai dẳng đến tận khuya, trong trạm xá có cái áo mưa của cụ, nhưng nghĩ thế nào, cụ bảo cụ bà ở lại, không về nữa vì trời mưa bão nguy hiểm. Tối đấy lúc đóng cửa đi ngủ, cụ bà nằm cạnh bà V còn cụ ông nằm với ông H. Trời vẫn rào rào nặng hạt, lâu lâu lóe sáng, nhưng cả 3 người dần dần chìm vào giấc ngủ trong cái trạm xá lạnh lẽo…

 

 

 

Đoàng!

 

Tiếng sấm vang lên đánh ngang trời rọi sáng cả gian trạm xá nhỏ, cụ và ông H đều bị tiếng sét đạp dậy. Bỗng cụ hốt hoảng quay xuống hỏi ông H : “ Mày quên khóa cửa hả?” Ông H đáp : “ Rõ ràng là con khóa rồi.

 

 

 

Chõng trên trống không, bà V và cụ bà đều biến bất, cụ vọt qua người ông H nhanh như cắt lao ra cửa, chạy đi trong đêm mưa bão không dép, không áo mưa, không nóng. Ông H cũng tất tả chạy theo cụ, cụ chạy ra ngoài cửa đứng lại một khấc, phân vân thì chép miệng chạy về phía nhà xã trưởng, theo sau là ông H. 2 cha con chạy dọc qua con đường tối đầy sói đá, miệng thở phì phò nhưng chân không dừng. Từ xa, ánh chớp sáng lên, 2 người nhìn thấy bà V đang nắm tay cụ bà dắt lên trên triền đê, cạnh đấy là rặng tre đang lồng lộn lên trong cơn mưa rào cuối hạ. Đang chạy tới thì sét đánh ngang trời! Tiếng sét sắc lẹm như nhát dao chém vào lớp giáp sắt của người lính vang lên choang, rõ to. Bất thình lình cụ dơ chân đạp ra sau về phía ông H rồi quay người nói giọng cứng ngắc : “ Mày về ngay!”. Phía trước cụ là một người đội nón lá, mặc áo rơm khô đan từ lá cọ, chùm kín từ vai xuống tận chân. Bên dưới cái nón lá, là khuôn mặt đen sì, sáng quắc 2 con mắt và cái miệng đang thở, có làn khói từ trong đấy bay ra, phập phùng cuốn theo gió mưa. Ông H quay đầu chạy về trạm xá, xa xa trên triền đê, bóng cụ bà và bà V đã khuất dạng, còn lại giữa đường là cụ ông và người kia, nói chuyện. Sét vẫn dồn dập đánh dọc ngang, đường tối mịt, mưa như trút nước, rặng tre quằn quại trong cơn dông, ướt sũng, đau đớn…

 

 

 

Ông H chạy về nhà một mạch, tối hôm đấy không dám đi ngủ gian ngoài một mình, phải ngủ với các bà. Khoảng hơn canh giờ sau thì cụ ông và cụ bà lững thững đi về, mặt tái dại, người ướt như chuột lột. Chả ai nói ai, lẳng lặng thay quần áo đi ngủ. Trời ngớt mưa, bớt sấm, đêm lành lạnh…

 

 

 

Đoạn 4: Trả nợ.

 

 

Sau hôm đấy, cụ như người khác, lần đầu tiên trong tuần, cụ cười. Nụ cười của cụ hiền hậu mà hơi thoảng buồn, sáng hôm đấy cụ không ra trạm xá nữa, thấy lạ ông H hỏi thì cụ đáp : “ Bà H khỏi rồi, sang làng khác sống rồi”. Quái lạ, một người đàn bà vừa tỉnh lại sau cơn mê dài, mất con, để cái nhà lại đấy tuy có nghèo rách, mà đi trong đêm, trước khi đi dẫn theo cụ bà. Tuy nhỏ nhưng ông H biết cụ nói lảng đi, cũng không hỏi nữa. Chuyện trong nhà bỗng dưng yên lành hẳn, chỉ có điều dân làng kêu ca. Rằng lâu lâu, đêm oi ả, họ vẫn nghe tiếng lửa cháy lách tách bên nhà chứa, tiếng gào rú văng vẳng hun hút trong đêm. Lại có người thấy trong từ trong nhà có bóng người đi ra sân đứng, đoạn rồi biến mất, tiếng cười lầm rầm hun hút trong gió biển, thổi vào từ ngoài khơi trong những tuần nước lên, nghe đâu như tên cụ G…

 

 

 

Một buổi sáng 2 năm sau đấy. Ông H và cụ đi tắm sớm ở biển, lúc lên bờ thì ông H chếnh choáng suýt ngã 2 tay quơ quơ trong không khí. Cụ tóm được tay ông H nhưng lúc đấy người ông đã ngả hẳn ra sau, rơi xuống biển, còn cụ ngã theo đầu đập xuống nền đất. Ông H luống cuống lên bờ thì cụ đã ngồi dậy từ bao giờ, 2 cha con đi về nhà cười nói vui vẻ, như không có chuyện gì xảy ra…

 

 

 

Lúc về nhà, cụ kêu mệt rồi nằm vật ra giường, cụ bà nghĩ bụng chắc phải gió, nên vội bưng nồi nấu cháo loãng, đoạn bảo ông H ra chợ mua ít muối với cá khô, còn các bà ở nhà trông nồi cháo với trông cụ. Lúc về đến nhà thì thấy mọi người xúm quanh cụ, mắt cụ đờ đẫn những cụ vẫn nhân ra ông H. Cụ gọi ông H đến bên giường, thều thào giọng mệt mỏi, đôi chỗ bấp búng vài câu.

 

 

 

“ Nếu hôm nay mà bố qua khỏi, thì bố ở với chúng mày lâu nữa, còn nếu lát nữa mà lịm dần, thì số bố đã hết, bố phải đi rồi. Nhưng có chuyện này bố phải nói với các con, để các con biết rằng nhà mình từng có lỗi với người khác, lỗi lớn các con ạ…” Cả nhà khóc òa, ông H cũng sụt sịt…

 

 

 

–              Tiếng sét đánh giòn tan trên nền trời thẫm, cụ đứng thằng người đối diện với người mặc áo mưa kia. Tiếng nói ồm ồm vang vang ngày nào vọng ra từ dưới chiếc nón : “ Có nợ, thì phải trả, người cao số không trả được nợ, thì để người xấu số trả thay.”

 

 

 

Cụ lấy hết can đảm nói với sang phía người kia : “ Nếu phải đền mạng thì lấy mạng của tôi, tôi cao số, tôi biết, nhưng tôi hẹn ngày 2 năm nữa, cho tôi 2 năm, tôi sẽ trả hết, trả bằng mạng tôi!” Người kia đứng im một lát rồi cất tiếng cười khanh khách, khô khốc và lạnh lẽo, biết vụt mất. Cụ sững sờ một lúc rồi chạy về hướng cụ bà, qua khỏi khóm tre thì thấy cụ bà nằm ở giữa đường, phía trước bà V đang chạy, chạy như điên dại, không ngoái đầu lại nhìn. Đánh thức cụ bà dậy, 2 người thất thểu về trong đêm…

 

 

 

Nói rồi cụ bảo : “ Con nhấc tay bố lên mà… mà… x…e ..em”

 

Ông Hùng nhấc lên, thì đường sống của cụ bị mất đoạn cuối, chỗ tay da đấy bị xóa đi, không có cả vân tay, trắng bóc. Nói được thêm vài điều trăn trối thì cụ lịm dần, bên tai cụ chảy ra dòng máu đen đặc quánh. Cụ đi.

 

Cái chết của cụ nhẹ nhàng, nhưng để lại cho ông H nặng trĩu buồn phiền, vì ông là người gián tiếp gây ra cái chết của cụ, nỗi đau không thể tả xiết.

 

 

 

Chương 3: Kết.

 

 

Ông H kể đến đấy đã gần 3 giờ sáng, mẹ em nghe chăm chú, mặt không biến sắc, vẫn bình thản. Ông H nói rằng đến đấy là hết rồi, chỉ nên biết thế thôi, còn lại thì không đáng quan tâm. Mẹ giục 2 chị em lên nhà ngủ, còn ông H vẫn ở dưới nhà nói chuyện với mẹ, thì thầm, lầm bầm tới sáng.

 

 

 

Ông H được chẩn đoán là ung thư vòm họng. Điều trị tại khoa ung bướu bệnh viện Bạch Mai. Cả nhà ai cũng sửng sốt, riêng ông H là tưng tửng. Ông còn nói là đã chơi thì chơi cho trót, ông toàn uống bia rượu với hút thuốc lào ở cổng bệnh viện. Y bác sĩ khuyên ngăn thì ông bảo : “ Đằng nào tao chả chết, chúng mày có được trả tiền niệm xác tao đâu mà sốt sắng thế.” Những ngày cuối cổ họng ông sưng to, có phần da đã tróc ra, lở loét, ông không nói được nữa, lúc cả nhà em lên thăm, ông ú ớ. Biết em thương ông, ông cười rồi xoa đầu em, họng vang tiếng ư ử nước mắt ứa ra. Nhìn cảnh đấy em đau lòng lắm, cũng không cầm được nước mắt. Ông nằm đấy liệt giường trong 2 hôm…

 

 

 

Mấy ngày sau mẹ em nhận được tin, vội vàng lên viện. Về mẹ kể lại rằng ông H không biết kiếm đâu ra banh xe lam, đã cứa cổ tự vẫn trong đêm, máu lênh láng chảy khắp sàn viện trào ra từ cổ, từ mồm. Chắc tại ông đau quá. Nhưng điều đáng ghê rợn, là trên cổ tay phải cầm banh xe lam của ông, có vết tay, vừa đúng bàn tay trái của ông, bác sĩ cón nói rằng, vết tay đấy bám chặt, quệt tay vào thì thấy có viền và bụi bám, là tro…

 

Phần 5: Lạng Sơn.

Năm 2003, gia đình em có một lần đi thăm Lạng Sơn, huyện Đình Lập. Bác em bôn ba tại Đức bao năm trời rồi về Việt Nam, tính mở trang trại trên Lạng Sơn vì tuổi thơ gắn liền với nơi đây, muốn tạo dựng lại sự nghiệp ở đây rồi tĩnh dưỡng tuổi già ở đây. Nằm cách trung tâm Đình Lập 3km về phía Tiên Yên ( thuộc tỉnh Quảng Ninh) là một bản nhỏ tên là Còn Đuống. Ở đó có 2 người chị của bà ngoại em đang sống, đã cao tuổi, một người làm giáo viên tên D, và bà còn lại tên Th. Trong tuần đầu tiên, 3 mẹ con em ở tại nhà bà Hòa, vì hồi đó mùa lũ, chưa thể lên trang trại bác em ở trên cao, rất nguy hiểm. Nhờ vậy mà em biết được nhiều chuyện rất kì lạ nơi đây qua lời kể của bà Th – một người mù cả 2 mắt từ khi còn bé.

 

Còn Đuống nằm bên kia một con suối so với giao lộ chính dẫn vào trung tâm Đình Lập. Điện của bản được cấp bằng một đường dây bé tẹo, bằng đúng đường dây điện bình thường dưới Hà Nội, vậy nên bản chả có mấy ai dùng đổ điện nhiều, có mỗi đèn thắp tò mò trong đêm, họa huần thì có thêm cái vô tuyến. Đợt đấy vừa nghỉ chân được một hôm thì trời mưa tầm tã như trút nước, nặng hạt, lành lạnh. Mọi người ngủ sớm vì mệt, riêng em thì thấy phấn chấn, bà Th ngồi trên giường nhai trầu, thấy vậy em lân la hỏi bà chuyện nơi đây. Bà kể nhiều chuyện, mồm nhai trầu chop chép, đỏ cả mép, nhìn ra hàm răng đen kịt như như lớp gỗ đen phết thêm sơn bóng. Bà kể từ hồi bà về làng, ở căn nhà dựng nhà sàn lợp lá, tối đến cáo, cọp mò vào bản trộm gà, dân làng đánh bẫy được lột da treo đầy trên căn gác, rồi có thời quạ bay về đậu kín trên dọc cây sung trước làng, phân quạ rải trắng cả một vùng, rồi …

 

Bà Th bị mù, mù từ hồi 10 tuổi. Cụ thấy mắt bà bị đỏ sưng tấy lên một đợt, nghĩ bụng chắc bệnh nhẹ lại thêm biết chữa bệnh nên chủ quan. Sau đấy thì bà không thấy đường nữa, mắt khô sần sùi, lìm lịm mờ dần rồi tắt hẳn ánh sáng. Cụ buồn lắm, nhưng bà Th có hiếu, chỉ bảo cụ rằng không sao đâu. Đến nay đã 60 tuổi, vậy bà đã sống hơn năm chục năm không có ánh sáng. Thế nhưng lạ thay, bà D là giáo viên, đi dạy ở vùng sâu vùng sa, còn bà Th ở nhà quán xuyến hết mọi việc, chăn gà, nuôi chó, nấu cơm, hồi trước thì mang đồ xuống suối dặt hồi chưa có nước máy về bản và kì dị hơn cả là vào sâu trong rừng lấy củi lúc trời hanh khô. Nhìn mặt em ngơ ra như ông tượng, bà mới bảo rằng lúc đi vào rừng, cảm tưởng như có đường sáng trước mặt, cứ đi theo rồi vào đến rừng phảng phất mùi gỗ, bà biết. Thấy em phân vân bà bắt đầu kể : “ Chuyện mắt tao có gì đâu mà, rừng núi này còn nhiều cái sợ hơn tao à”. Chầm chậm, đều đều, vang tiếp chóp chép, ngoài trời vẫn mưa tầm tã, tầm tã…

 

Chương 1: Những bản làng không biết sợ.

 

Đoạn I: Đồi thông

 

 

Trang trại bác em nằm trên núi Vua, một trong những ngọn núi cao nhất của tỉnh Lạng Sơn, kém Mẫu Sơn. Đường lên núi có thể đi từ Còn Đuống, nhưng đường gập ghềnh, gồ ghề lại thêm dốc nữa nên chỉ có những người dày dặn kinh nghiệm mới dám đi đường đó, còn lại thì trẻ con hay phụ nữ vào rừng làm ruộng hay lấy củi thì đi đường khác, vòng qua bên kia núi, xuyên qua một đồi thông um tùm. Dân làng có thói quen chăn thả trâu bò trên núi, cột dây vào gốc cây rồi để đấy, tối mịt mới lấy về. Người ta kể lại rằng, nhưng hôm trăng sáng gió về, có nhiều bóng người đi lại trong rừng thông, văng vẳng tiếng nói cười râm ran, lâu lâu có tiếng tru hú rờn rợn… Người già trong bản nói với người bản rằng, trên đấy từng có vụ giáp lá cà giữa quân ta và quân Trung Quốc, chém giết nhiều vô kể, xác chết trồng chéo lên nhau phủ kín cả một mảng đồi, vậy nên thông mới xanh tốt như ngày hôm nay. Truyền miệng từ xưa kể lại rằng, những người đi qua đó vào những hôm sáng trăng vào chập tối, hay bị ma đi theo, nghe tiếng bước chân đằng sau, tiếng nói nửa ta nửa tàu thoang thoảng. Có người đi rồi mà không về, dân bản vào tìm thì thấy chết bên bờ suối, mặt trắng bệch không còn chút thần sắc…

 

 

 

Đồi thông cũng là nơi bà Th và nhiều người khác đi lấy củi, vì nhựa thông rất dễ cháy, gỗ thông khô làm mồi lửa thì bén mạnh nên đỡ tốn giấy nhóm. Bà Th có lẽ là người đi vào rừng đó nhiều nhất, đến tận bây giờ. Bà kể rằng đã nhiều khi bà gặp người trong rừng, không phải một người mà nhiều người đứng rải rác, to tiếng với nhau, đánh nhau, đôi khi cười nói rả rich trong rừng thông.

 

 

 

Có một buổi lâu rồi, khi bà D vắng nhà, bà Th một mình vào rừng thông kiếm củi. Hôm đó trăng sáng, bà đi trong lúc xế chiều, gió man mát, mùi gỗ rừng thơm nừng nực bốc ra từ những thân cây thông ứa nhựa đặc quánh. Thoáng chốc đầy gùi, định bụng ra về thì có tiếng người gọi lại. Quay đầu về hướng tiếng vọng tới, thì bà thấy trên nền đen kịt hình một người, toàn thân sáng rực không thấy mặt mũi, nhìn dáng hình tựa hồ như mặc quần áo giáp. Người đó ra hiệu vẫy tay, ý bảo bà đi theo. Bà Th không sợ ma quỉ, hiếm khi nhìn thấy người nên bà rảo bước đi theo, người đó cứ đi đằng trước, lâu lâu lại ra hiệu cho bà theo. Bà cũng không ngờ rằng, nó dắt bà vào chỗ chết. Đang rảo bước thì bỗng bước hụt, cả người bà trượt xuống dưới rồi rơi thõng xuống, đầu đập vào vật gì cứng ngắt ngất lịm đi. Lúc bà tỉnh dậy thì đang nằm ở nhà, có người đi chăn trâu buổi sáng thấy bà nằm ở dưới vực liền gọi người làng ra kéo bà lên. Chân tay bà bị gãy, mặt mũi xây xát, đầu chảy máu tong tỏng. Hôm đấy ông trưởng bản đến thăm rồi nói lại với bà rằng, bọn nó là ma của Tàu, chết trong chiến tranh. Trước lúc chết bọn nó được lệnh phải sống chết với quân ta, nhưng chưa hoàn thành nên muốn trở về làm ma đất nó, thì phải có hồn người mình thế chỗ, vậy nên bà mới bị nó dẫn vào chỗ chết.

 

 

 

Bà nói rằng bà còn gặp bọn nó nhiều lần nữa trong suốt quãng đời sau, có đứa nói cả tiếng Việt với bà, có đứa còn theo bà về tới gần bản, nhưng bà không theo, bà còn chửi lại bằng tiếng tàu…

 

 

 

Đoạn 2: ********

 

 

Bản này xưa kia rất hay bị cọp cáo về trong đêm, toàn mò vào gầm nhà sàn để bắt gà. Nhiều con cọp to còn vồ cả trâu bò nếu cột ở ngoài. Hồi đấy có chuyện về con cọp trắng thành tinh, một lần bắt thịt được người, mùi thịt người làm nó nhớ mãi. Từ đấy nó hay rình ở đường, thấy người đi làm đồng về dắt theo trâu bò thì chỉ vồ người, không động tới trâu bò. Nó to bằng con trâu đực trưởng thành, lông vằn vện bóng mượt, tiếng gầm ào ào làm trùn chân những người nghe thấy. Cả bản họp lại đánh bẫy, cho trâu bò ra dụ ở giữa đường nhưng bất thành, sau người trong bản phải tự nguyện ra làm mồi nhử nó.

 

 

 

Hôm đấy tầm xế chiều, người đó lững thững đi ra giữa đoạn đường vắng, ở bụi rậm gần đó trai tráng, trưởng bản phục sẵn, người cầm nỏ, người cầm thuổng, xẻng, mã tấu. Người kia đi được một đoạn, thì trong lùm cây bên kia đường lao vụt ra một cái bóng khổng lồ bằng con trâu. Con cọp lao tới nhanh đến nỗi người kia mới quay ra thì răng cọp sắc nhọn đã ngập sâu vào cổ người kia, máu trào ra òng ọc nhuốm đỏ cả bộ râu ông hùm. Tiếng cồng chiêng vang lên choang choảng, dân đổ ra từ mấy phía tới chỗ con cọp, tên bay vut vút về phía nó. Bị bao vây, nó vẫn không nhả người kia ra, mà vùng lên chạy, lôi theo cái thân người đang giẫy giẫy mất máu trên nền đất. Có người bắn trúng một phát nỏ đã tẩm sẵn thuốc độc, con cọp lao nhanh vào trong rừng mất dạng. Đám người đuổi theo tới tận tối mịt, đốt đuốc lần theo vết máu không biết của người hay của cọp thì tới một cái hang to. Bên trong đấy, con cọp đã lử ra đất, cạnh nó là đám cọp con đang xâu xé xác của người xấu số một cách ngấu nghiến. Tiện tay giết luôn mấy con cọp con để trừ hậu họa, dân bản hả hê lắm, nhắc mãi cái tích đấy rồi làm gương cho các trai tráng sau này…

 

Hồi 2:

 

 

Phần 5:

Chương 1: Ông và những câu chuyện xen lẫn câu chuyện.

 

 

Đoạn 1: Gia đình tôi.

 

 

Miền Bắc Việt Nam những năm chiến tranh người chết vô kể, xác thịt hòa trộn với đất, với cỏ, lá cây khô. Nhưng cơn mưa rào những ngày mùa hạ chợt đến rồi chợt đi, như chiếc khăn ướt nhiệm màu, lau đi tất cả những vết nhơ của thực dân Mĩ, Pháp cùng với những màu sắc bi tráng của những người Việt đã ngã xuống để bảo về quê hương trên chính nơi chôn rau cắt rốn để lại mảnh đất quê hương Việt Nam như chưa hề có vết thương. Nhưng đâu đó còn lẩn khuất những sự cô đơn, lạnh lẽo mà chỉ có những người cao tuổi mới hiểu và cảm nhận được.

 

 

 

Câu chuyện này em được nghe kể từ ông của tôi, một nhà văn, nhà báo quê gốc ở Thái Bình, huyện Tiền Hải. Những câu chuyện ông kể mang nhiều nét đặc tả vô cùng sinh động, với âm sắc trầm bổng, câu chữ nhấn nhả chính xác vô cùng khiến cho tôi mê mẩn mà dõi theo từng đường nét trên khuôn mặt đã 80 của ông. Ông còn tinh tường lắm, tuy thể trạng ông đã yếu nhưng về mặt trí tuệ, ông không kém cạnh với người 20 tuổi.

 

 

 

Tháng 11 năm 2011, tôi có dịp về nước. Biết tương lai bản thân không thể ở lại cùng ông bà, tôi tranh thủ dành nhiều thời gian về thăm nhà. Quê tôi ở Quảng Ninh, nơi đất biển đẹp lắm, đẹp như tranh, như tô như vẽ, như photoshop. Nhà tôi nằm trên một quả đồi, mang tên là Đặng Bá Hát, đối diện là biển. Nói là đẹp thế, nhưng cũng phải nói thêm rằng nó là mảnh đất lắm người nhiều ma. Nhưng chuyện nơi quê nhà tôi sẽ nhắc tới sau, câu chuyện của tôi không nằm ở đó. Cái ngày tôi về nhà là lúc đã rơi vào khoảng tranh tối tranh sáng, trời se se lạnh và gió không ngừng lùa từ ngoài biển lên cũng như tràn từ trên ngọn đồi heo hút đằng sau nhà xuống. Ngõ lên căn nhà trên là một con dốc thoai thoải hơi uốn qua một khúc quanh. Khúc quanh đó từng trồng một cây thông có từ thời Pháp, ai trồng không hay, chỉ biết rằng lúc xây nhà đã thấy nó ở đấy. Nhiều khi trong nhà có tranh chấp đất đai, ông cũng chỉ đập bàn và quát to lên rằng: “ Tao có chết chúng mày cũng không được bán cái khoanh đất đấy, chứ đừng nói là cái nhà này!”. Cái cây thông đấy khiến cho thời thơ ấu của tôi trở nên an toàn, ngoại trừ người lớn trong nhà ra, còn không kể người ngoài hay trẻ con đều không dám lên nhà tôi vào buổi tuối, lúc nhá nhem đổ lên. Đến cả trộm trong làng lúc tôi còn nhỏ cũng phải ngại, chúng không dám leo vào trộm quả mít, con chó béc-giê hay bất cứ thứ gì trong sân mà người nhà quên không mang vào. Bởi mọi người biết, biết nhiều thứ về cây thông đó và họ sợ sẽ làm liên lụy cả gia đình mình.

 

 

 

Với tôi thì cây thông đã bớt đi nỗi ám ảnh theo từng năm tháng tôi lớn lên, nó cũng nhỏ đi trong mắt tôi so với cái ngày tôi còn bập bẹ tập nói, vác cái cặp nhỏ nhỏ đi học trường mẫu giáo Hạ Long, nhưng mỗi ngước nhìn lên bầu trời đêm, cái bóng mờ mờ đen đen của cây thông vẫn còn hiện hữu trong tâm trí tôi, như một phần nào đó của kỉ niệm, của kí ức. Quay lại cái ngày tôi về, tôi hôm đó tôi có một bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa gia đình. Mâm cơm có phần nhiều là hải sản, mà hải sản còn tươi, mọi người hầu như quy tụ đầy đủ cả chỉ trừ có bác Cả. Ông buồn lắm. Tôi nhìn thấy trong mắt ông cái nỗi buồn đấy và tôi hiểu vì sao ông buồn như vậy. Ông có 3 người con, vậy mà giờ đây chỉ có 2 người cháu là tôi và con gái bác Cả ở đó ngồi ăn cơm với ông. Cái thú vui tuổi già tưởng đơn giản vậy mà khó biết bao, bữa cơm đối với ông như thứ để sinh tồn, để qua những cái ngày cuối này mong sao nhìn thấy cháu chắt khương trưởng, sinh sôi nảy nở cho chi họ. Ăn cơm xong, tôi lên nhà đi tắm. Khi đi xuống nhà thì bà tôi kéo vào phòng bếp ngồi cùng với chị họ và 1 người cô. Bà bảo rằng ở yên đây, ông đang nói chuyện với bác Cả. Tiếng cãi vã từ ngoài phòng khách vọng vào, giọng bác Cả đanh, giòn tan như chứa đựng những ngôn từ sắt thép, nhưng thứ không thể bẻ gãy bằng lí lẽ, bằng lời nói. Giọng ông trầm nhưng ồm ồm và sang sảng. Ông có vẻ như phân trần điều gì đó, ông nói ít, xen giữa đó là những tiếng ho khục khặc long lên tiếng đờm trong cổ họng. Họ lớn tiếng với nhau đến tận tối muộn, bà phải ra can, nói rằng có cháu lên thăm mà trong nhà cãi vã không hay thì ông mới thôi. Nét mặt ông trùng xuống trong cái đêm đấy, trên từng nếp nhăn hiện rõ sự mệt mỏi, bực tức và thoáng chút xót xa. Ngồi cạnh bếp lò với hai chân trên ghế, ông thở dài. Căn bếp trống hươ còn lại tôi và nhà văn 80 tuổi và những hơi dài trầm mặc.

 

 

 

“ Có chuyện gì vậy ông?”

 

Ông khạc mạnh cổ họng, khục khặc nói nên lời:

 

 

 

“ Ông bà gần đất xa trời rồi, chả biết đi ngày nào. Không biết ông trời có thương cho để nhìn mặt chắt của mình không nữa, mà tới giờ ông vẫn còn mang cái thù hằn với con cháu thế này? Cháu là người đi xa, cháu phải nhớ về nơi đây cháu nhé, nhớ rằng chúng ta cùng chảy chung một dòng máu, một cội rễ quê hương. Đừng vì những kẻ khác mà đánh mất đi gia đình, bố mẹ, họ hàng, đừng như thế, đừng cháu ơi…”

 

Ông nghẹn giọng. Sống mũi tôi cay cay, khóe mắt cũng cay và đỏ. Tôi biết ông nói những lời đó không thừa. Cùng lúc đó, bác Cả lấy cái mũ nồi của nga đội lên đầu, khoác cái áo gile và mở cửa bước ra trong màn đêm, tiếng giày tây cứ lọc cọc, lạch cạch, xa dần rồi mất hẳn. Ông lắc đầu.

 

 

 

“ Cháu có mệt không, ông muốn kể cho cháu chuyện này để cháu không nhìn ông bằng một con mắt sai lệch.”

 

 

 

“Cháu không mệt ông ơi, 20 tuổi còn đi lính được cơ mà”

 

 

 

“ Đi lính à, hừm đi lính. Nếu vậy cháu ngồi đây đợi ông một lát nhé.”

 

 

 

Đoạn 2: Câu chuyện kể về đêm Trung Thu cho trẻ em? Câu chuyện của ông về đêm sáng trăng nơi vùng quê máu lửa một thời.

 

 

Tôi nghe từ dưới kho để đồ vọng lên tiếng lạch cạch như tiếng kim loại gỉ cọ vào nhau, rồi tiếng ông bước từng nhịp chậm dãi trên những bậc thang cũ mèm xen lẫn tiếng ho. Ông ngồi xuống trước mặt tôi, trải lên mặt bàn nơi ông thường viết báo một miếng vải thô đã xờn rách và ố lên màu nâu vàng. Ở giữa miếng vải là một mảnh gỗ mục, thậm chí là nát, những vẫn có mùi thơm rất lạ đến nức mũi, hít vào thấy mát nơi cuống họng.

 

 

 

“Cháu đừng có thấy mùi thơm thì hít vào”. Tôi giật mình, đầy lùi chiếc ghế ra sau.

 

 

 

“ Có nhiều thứ trên thế gian này không giống với bề ngoài của nó. Khi chúng ta bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài thì quên đi cái tác hại của nó. Thật buồn là ông đã không nói được điều này sớm hơn với mọi người trong gia đình.”

 

Ông hít một hơi sâu, rồi lại thở dài.

 

***

 

 

 

Thái Bình là một miền quê nghèo, người ta vẫn mỉa mai nó với cái hình ảnh nhà máy cháo, dân thường thì tay gậy tay bị khắp nơi tung hoành với củ sắn củ khoai trong tay nải. Nhưng trong lịch sử chiến tranh miền Bắc không thể không nhắc đến sự hỗ trợ to lớn của mảnh đất này. Ngoài việc trở thành vựa thóc lớn của miền Bắc, Thái Bình còn có rất nhiều thanh thiếu niên và nhiều cán bộ tham gia vào cách mạng chống Mĩ cứu nước, không biết bao nhiều lần nơi đây bị lính Mĩ bỏ bom, người chết nhiều vô kể, xương trắng trải dài trên những cánh đồng heo hút.

 

 

 

Ở đây tôi cũng xin kể thêm về gia đình. Cụ nội tôi tên Tr – người gốc ở Thái Bình, cụ nổi tiếng là người tần tảo, hiền lành như cục đất, tuy có học nhưng cụ không tham lợi bổng lộc triều đình mà phần lớn dành thời gian canh tác cùng bà con. Nhà lúc đó giàu lắm, có thể nói là địa chủ trong làng. Căn nhà 5 gian lợp mái ngói đỏ au, bậc thềm tam cấp cao quá đầu đứa trẻ 5 tuổi cùng với mảnh sân rộng rãi trước nhà lát bằng loại đá đỏ của pháp, mỗi lần quét và dội nước lên là sáng bóng. Giàu thế phần lớn là nhờ cụ bà, cụ bà nổi tiếng ngoa ngoắt và đành hanh, tiền không ăn được của cụ một cắc, thóc không vét được của cụ một hạt. Gặp chuyện gì cụ bà cũng nhảy lên chân đứng tấn, hai tay vỗ đen đét vào hai bên đùi mà buông lời chửi đổng cả họ cái đứa vô phúc gây lộn với cụ. Thành ra cụ bòn rút không biết bao nhiêu tiền từ buôn bán. Độc địa là thế, cay nghiệt là thế nhưng cả nhà đều biết cụ bà làm như vậy là cho cái nhà này nó ăn nên làm gia để nuôi 7 cái tàu há mồm – 7 người con của cụ. Cụ Tr có 5 người con trai và 2 người con gái, người con cả là ông H chính là ông tôi. Ông tôi từ bé đã học chứ rất nhanh, giỏi văn và thơ nên sớm được giác ngộ cách mạng, được đưa vào ban giảng dạy trong quân ngũ. Còn lại 4 người con trai của ông cứ đến 18 là được nhà nước cho đi lính, về sau này còn vào tận trong Nam nhập ngũ. Cụ ở nhà thương và lo cho con cái cũng chỉ biết cầu trời khấn Phật cho tai qua nạn khỏi chứ chả biết trông mong vào đâu.

 

 

 

Năm 1962, ông tôi được về Quảng Ninh sinh sống và làm việc tại hội văn nghệ và gặp bà ở đó. 2 năm sau bác cả ra đời đặt tên là M. Nhưng người con còn lại của cụ Tr người thì trong Đồng Hới, Quảng Bình Quảng Ngãi, người đi tận vào trong Sài Gòn, lâu lâu cũng đánh tín về nhà hai ba dòng. Cụ Tr là người duy linh, hay đi chùa lễ bái cầu khấn để lấy may cầu phước cho gia đình, cụ bà cũng vậy. Người dương cầu may cho người dương, cầu an nghỉ cho người âm, linh nghiệm thì không biết, chỉ biết mỗi năm xác những thanh niên hy sinh vẫn được chuyền về trên trạm xá, la liệt trên cái nền sân rêu phong xám xịt chờ mai táng.

 

 

 

Khoảng những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, vùng đất Thái Bình có những chuyện kì quái xảy ra. Thường vào những ngày rằm tháng 7 tháng 8, người dân đi đêm hay gặp những bóng người kì quái, lảng vảng đi lại trên những cánh đồng giữa đêm khuya. Hồi đó có phiên chợ đêm họp ấn định vào mấy ngày trong tháng, nhằm tránh bị lính Mĩ phát giác và tấn công vào chỗ đông người. Thoạt nhiên những đêm trăng sáng, cả người mua và người bán không ít người nhận được lá cây, mảnh kim loại, nắm đất vụn khi về đến nhà. Họ cam đoan rằng mình đã nhận tiền nhưng khi dở nắm tiền ra thì bên trong toàn lá cây, đôi khi là một mảnh gỗ thơm hay củ sâm. Lâu dần người dân nơi đây mới hiểu được rằng, đó là thứ tiền của người âm chết không siêu thoát được, lai vãng ở nơi đây vì đói khát.

 

 

 

Chợ Âm Phủ mọc lên từ cái thuyết đó. Vào những đêm trăng sáng tỏ nhất, đặc biệt là rằm tháng 8, khi ánh sáng mờ đục có thể soi rõ người âm trong mắt người dương, thì người dân họp chợ. Thường được tổ chức gần gây đa của làng hay miếu thờ, nơi âm khí nặng nhất, người đi chợ thì mang theo tiền và nắm vàng mã, nhang khói. Người bán hàng thì mang vàng mã, diêm thuốc, đi bán và đặc biệt là học thường mang theo một con gà đen bên mình và một thau nước. Thau nước đó dùng để phân biệt tiền âm và tiền dương, tiền âm thì chìm còn tiền dương thì nổi. Đi chợ Âm Phủ không ai tính lỗ lãi, mà chỉ để gặp lại người âm, người quá cố của mình và lấy may. Cụ bà Tr cũng rất hay đi chợ âm phủ, cụ kể rằng đã gặp nhiều người đã khuất từ chiến trường miền Nam, hồn lưu lạc về quê nhà. Họ nói bằng cái thứ giọng của gió, vang vang sang sảng, ồm ồm và khô khan không cảm xúc.

 

 

 

Năm đó bác Cả về Thái Bình chơi đúng dịp cận rằm. Dĩ nhiên cụ Tr sẽ không để bác M đi chợ Âm Phủ vì ở đó rất nguy hiểm đối với người dương, không rõ lí do tại sao. Cụ ông có kể về chợ Âm Phủ trong bữa cơm trưa, nhưng không quên nhắc bác M. Như thường lệ, tối hôm Rằm tháng 8 đó, cụ bà Tr mặc lên người cái áo nâu xồng với cái quần lụa đen dài qua mắt cá trùm lên đôi guốc mộc, cổ đeo tràng hạt xá lị đen bóng, cắp cái thúng lên ngang hông, cụ thong thả mở cửa bước ra đường. Ánh trăng tháng 8 sáng quắc trên bầu trời đêm không một gợn mây, rọi lên con đường đất một dải bạc trắng mờ. Bầu không khí chiến tranh ảm đạm, ngột ngạt, ngây ngây mùi xác người vọng về từ trạm xá, mùi đốt đống rấm, mùi đất quê hòa trộn nên cái mùi thum thủm lợm giọng. Đường làng không chỉ có mình cụ, còn có nhiều người cũng đang rảo bước đi, loẹt quà loẹt quẹt tiếng dép Liên Xô trên đường Làng. Nếu đến sớm, họ có thể chọn chỗ tốt cạnh gốc đa mà dựng sạp, nơi dễ có người âm lai vãng nhất. Cụ ra đến đó lúc chợ còn chưa họp, nhưng đã tấp nập từ lâu. Âm dương lẫn lộn, cụ bà may mắn lấy được một chỗ cạnh gốc đa, nơi có ánh trăng chiếu vào, đối diện phía bên kia là cái miếu thờ thổ địa đã mục nát. Mở cái thúng xếp đồ ra mảnh vải xô, nào là vàng mã, hương khói, diêm, dầu hỏa… cụ vẫn không quên mang theo một cái thau bằng đồng. Cái giếng nằm phía sau cây đa, nơi không có bóng trăng chiếu vào cũng đang túm tụm 3 4 người lấy nước, khệ nệ bê chậu nước về đặt nhẹ xuống đất thì cụ giật nảy mình. Đứng trước mặt cụ là bác M, lúc đó chạc 6 tuổi đang mếu máo. Cẩn tắc vô áy náy, chắc do lúc đi vô tình cụ không đóng cửa nên bác M đã bỏ theo, trong làng cũng hay có trẻ con chơi đêm nên nhà không quản bác M, phần chắc cũng vì hứng thú với phiên chợ này. Nếu bỏ về bây giờ để đưa bác M về thì chắc chắn sẽ mất chỗ đẹp, cụ Tr bất đắc dĩ cho bác M ngồi lại bên mình, nghiến răng ken két chửi lẩm bẩm trong mồm không ra hơi. Bác M lầm lét ngồi bên cạnh chỉ biết xoa hai bàn tay đầy đất vào nhau mà rơm rớm nước mắt, sụt sùi.

 

 

Lưu ý: Hãy lưu địa chỉ web này lại để lần sau còn vào bạn nhé!!!

» Chuyện kinh dị về thằng anh mình

» Những chuyện kì bí có thật: Quê em – Đất độc

» Truyện Ma VOZ: Hình như mới gặp ma trong nhà tắm? (Có Hình)

» Truyện tâm linh: Bố em (VOZ)

» Đùa cợt với thế giới tâm linh – Truyện Tâm Linh

xem thêm Xem thêm: Truyện Voz sưu tầm

» The Voice – Giọng hát Việt 2019 tập 13 Full HD

» LA LA SCHOOL – Tập 11 (Phim Học Viện Siêu Sao)

» Kích thước chuẩn của ảnh trên Facebook là bao nhiêu?

» FAPtv Cơm Nguội: Tập 118 – Thi Rớt

» Liên Minh Huyền Thoại: Những pha xử lý ngẫu nhiên 375

Thế giới giải trí miễn phí trong tầm tay!
Liên hệ: support@advuitinh.com
Facebook: Danger+ ^^